5 thách thức Trump phải đối mặt khi xây tường biên giới

(Ngày Nay) - Địa hình hiểm trở, giám sát khó khăn, nguy cơ kiện tụng về đất đai... là những thách thức lớn đối với kế hoạch xây bức tường biên giới với Mexico của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 25/1 ký sắc lệnh yêu cầu triển khai kế hoạch xây dựng tường biên giới giữa Mỹ với Mexico. Ảnh: AAP
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 25/1 ký sắc lệnh yêu cầu triển khai kế hoạch xây dựng tường biên giới giữa Mỹ với Mexico. Ảnh: AAP

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 25/1 ký sắc lệnh yêu cầu triển khai kế hoạch xây dựng tường biên giới giữa Mỹ với Mexico nhằm ngăn chặn nạn nhập cư lậu, đúng như cam kết ông đưa ra trong quá trình vận động tranh cử.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính quyền Trump sẽ xây một bức tường dài liên tục trên đường biên giới với Mexico hay chỉ xây tường ở một số khu vực. Hiện đã có sẵn một hàng rào dài 1.126 km trên đường biên giới hai nước trong tổng chiều dài gần 3.200 km đường biên giới Mỹ - Mexico. Phần lớn chúng được dựng lên dưới thời tổng thống Mỹ Barack Obama.

Các phóng viên từ Washington Post đã lái xe dọc theo toàn bộ tuyến đường biên giới Mỹ - Mexico từ Brownsville, bang Texas, cho đến San Diego, bang California, để nói chuyện với người dân địa phương và các chuyên gia về cam kết xây dựng bức tường biên giới của ông Trump. Theo họ, Tổng thống Mỹ sẽ phải đối diện ít nhất 5 thách thức trên đường biến kế hoạch trên thành hiện thực:

Địa hình hiểm trở

5 thách thức Trump phải đối mặt khi xây tường biên giới ảnh 1Địa hình hiểm trở tại khu vực biên giới Mỹ - Mexico là một trong những trở ngại lớn đối với kế hoạch xây tường chắn của chính quyền Donald Trump. Ảnh minh họa: CNN

Gần 3.200 km đường biên giới Mỹ - Mexico sở hữu các đặc điểm thời tiết, địa hình vô cùng đa dạng. Hầu hết hàng rào biên giới hiện nay nằm ở phía tây El Paso, bang Texas, nơi biên giới chuyển từ những đường thẳng sang đường uốn lượn theo dòng sông Rio Grande.

Trên đường đi của nó ra Vịnh Mexico, con sông này cắt qua nhiều rặng núi ở Công viên quốc gia Big Bend và có các điểm dừng ở nhiều hồ chứa, trong đó có đập Amistad. Cả hai yếu tố trên rõ ràng là những trở ngại không hề nhỏ đối với các chuyên gia thiết kế tường biên giới, cây bút Kevin Schaul và Samuel Granados từ Washington Post nhận định.

Byron Hedges, một người dân đánh bắt cá ở đập Amistad, cho rằng đặc điểm địa hình chắc chắn gây khó khăn cho công việc xây dựng. "Nếu Donald Trump lên máy bay đi dọc đường biên giới với Mexico chỉ ở bang Texas, ông ấy sẽ nhận ra kế hoạch xây tường biên giới dài liên tục không khả thi. Đây là nơi địa hình rất hiểm trở", ông Hedges nhận xét.

Nguy cơ kiện tụng

Phần lớn đất đai ở khu vực biên giới Mỹ - Mexico tại bang Arizona và bang New Mexico đều thuộc sở hữu của chính quyền liên bang. Tuy nhiên, hầu hết đất đai ở khu vực biên giới bang Texas lại do tư nhân nắm giữ. Sự khác biệt này từng dẫn đến các vụ kiện giữa những chủ đất ở Texas với chính quyền liên bang trong quá trình xây dựng hàng rào biên giới hiện nay.

Theo một dự án nghiên cứu về hàng rào biên giới của Đại học Texas, chính quyền liên bang Mỹ đã kiện hàng trăm chủ đất tư nhân để giành quyền sở hữu đất đai của họ, cho phép tiến hành xây dựng từng đoạn hàng rào biên giới trên những mảnh đất đó.

Kevin Schaul và Samuel Granados đánh giá việc tiếp tục xây dựng bức tường biên giới trên các khu đất tư nhân như vậy có khả năng khơi mào thêm nhiều vụ kiện cũng như thách thức về hậu cần.

Vấp phải khu dân cư

Biên giới phía nam của bang Texas với Mexico về mặt kỹ thuật nằm đâu đó giữa sông Rio Grande. Trước đây, con sông này thay đổi dòng chảy, dẫn đến các tranh cãi đường biên giới giữa hai nước.

Hàng rào biên giới hiện nay ở miền nam Texas thường nằm xa sông Rio Grande, phía ngoài các bãi sông. Cách bố trí này tạo ra những vỉa đất rộng nằm giữa hàng rào biên giới và biên giới chính thức. Hệ quả là một số người Mỹ hiện phải sống ở bên kia hàng rào biên giới về phía Mexico.

Khu nghỉ dưỡng River Bend, gồm một sân golf và khu nhà ở, tại Brownsville, bang Texas, nằm giữa một khoảng hở của hàng rào biên giới hiện nay. Nếu tường biên giới được xây dựng dựa trên các quy định Mỹ, nó sẽ chia cắt khu dân cư này, Jeremy Barnard, chủ sở hữu khu nghỉ dưỡng River Bend cho hay. Gần 200 người dân và 15/18 lỗ golf sẽ nằm về phía nam bức tường biên giới.

"Kế hoạch của chính phủ là gì? Liệu họ có định đến và mua nhà cửa của 200 người dân để họ rời khỏi đây? Việc này sẽ tốn kém hơn nhiều so với việc chỉ xây một bức tường".

Kém hiệu quả nếu thiếu giám sát

Các chuyên gia an ninh cho rằng tường biên giới đơn thuần là một chướng ngại vật, khó có thể ngăn cản những kẻ vượt biên từ Mexico, trừ phi họ bị giám sát. Cựu bộ trưởng an ninh nội địa Mỹ Janet Napolitano từng nói: "Nếu bạn xây một bức tường cao 50 foot (15,24 m) thì tôi sẽ dùng một cái thang 51 foot (15,54 m)".

Dựng tường chắn chỉ là một phần trong nỗ lực của chính quyền Mỹ nhằm bảo vệ biên giới. Số cảnh sát tuần tra biên giới đã tăng gấp đôi trong những năm gần đây. Hàng loạt chốt kiểm tra an ninh được đặt ở những vị trí trọng yếu trên các con đường nằm dọc biên giới Mỹ - Mexico. Đoạn đường biên giới nào không có hàng rào, camera và các thiết bị cảm biến sẽ làm nhiệm vụ giám sát.

Người nhập cư không có nhiều lựa chọn

Bạo lực gia tăng ở một số nước Trung Mỹ đã đẩy người nhập cư và người tị nạn đến Mỹ với tốc độ chóng mặt vì họ không còn lựa chọn nào khác.

Số liệu từ Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quân Mỹ chỉ ra rằng những vụ bắt giữ trẻ em đến từ các nước như El Salvador, Guatemala và Honduras mà không có người thân đi kèm đã tăng gấp đôi trong vòng ba năm qua.

Cao uy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) cho biết những người xin tị nạn thuộc ba quốc gia kể trên đã tăng gấp 5 lần kể từ năm 2012.

Ramon Reyes, một người nhập cư Guatemala, hiện sống ở Reynosa, Mexico, vẫn ám ảnh bởi những câu chuyện thảm kịch vì chiến tranh, tham nhũng và nạn giết chóc tại đất nước anh. Reyes cho hay anh phải rời xa quê hương vì bạo lực và không có việc làm.

"Dù có dựng lên bao nhiêu bức tường đi chăng nữa, họ cũng không thể ngăn cản được chúng tôi", Reyes khẳng định.

Theo Vnexpress
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?