600 diễn giả tham dự Hội nghị thượng đỉnh chính phủ toàn cầu lần thứ 7

 Hội nghị thượng đỉnh chính phủ toàn cầu năm 2019 lần thứ 7 đã chính thức khai mạc ngày 10/2 tại thủ đô Dubai của Các Tiểu vương quốc Arab (UAE) với sự tham gia của hơn 4.000 đại biểu đến từ 140 nước trên thế giới.
Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành, Diễn đàn kinh tế thế giới, phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh chính phủ toàn cầu lần thứ 7 (WGS) tại Dubai. (Nguồn: arabianbusiness.com)
Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành, Diễn đàn kinh tế thế giới, phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh chính phủ toàn cầu lần thứ 7 (WGS) tại Dubai. (Nguồn: arabianbusiness.com)

Hội nghị diễn ra từ ngày 10-12/2 thu hút 600 diễn giả gồm những nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo, chuyên gia hàng đầu và đại diện 30 tổ chức quốc tế nhằm thảo luận những cách thức định hình tương lai của các chính phủ.

Bên cạnh đó, 20 báo cáo với số liệu và kết quả nghiên cứu mới nhất sẽ được công bố trong thời gian diễn ra hội nghị nhằm giúp các quan chức và các nhà hoạch định chính sách đề ra những chiến lược trong tương lai.

Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum cho biết hội nghị thượng đỉnh chính phủ toàn cầu năm nay tập trung vào con người với mục tiêu dự báo trước tương lai của những lĩnh vực khác nhau nhằm cải thiện đời sống người dân.

Hội nghị cũng sẽ tập hợp những nỗ lực và sáng kiến nhằm củng cố sự thịnh vượng của người dân.

Phát biểu khai mạc hội nghị, người sáng lập và là Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab kêu gọi “Toàn cầu hóa 4.0” nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra.

Về phần mình, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde cảnh báo kinh tế Anh sẽ không bao giờ phát triển như hiện nay khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, vào ngày 29/3 tới.

Bà Lagarde không ngần ngại chỉ trích việc Anh sắp rời khỏi EU cũng như hối thúc tất cả các bên "sẵn sàng cho điều này."

Giới doanh nghiệp Anh hiện đang lo ngại nguy cơ Brexit không thỏa thuận với EU xảy ra sẽ gây hỗn loạn kinh tế.

Trong khi đó, Thủ tướng Liban Saad Hariri kêu gọi các nước Arab vùng Vịnh đầu tư vào nước này trong bối cảnh Liban đang chật vật vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

Hiện Liban đang gánh khoản nợ công lên tới 84 tỷ USD, chiếm 150% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khiến nước này trở thành một trong những nước nặng nợ nhất thế giới./.

Theo Vietnamplus
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.