7 lý do khiến trẻ em Nhật Bản có sức khỏe dẻo dai đáng ngưỡng mộ

(Ngày Nay) - Trẻ em Nhật Bản có sức khỏe rất tốt vì chúng được cha mẹ nuôi dưỡng bởi 7 bí quyết sống lâu, sống khỏe đã được khoa học chứng minh.
Trẻ em Nhật Bản được khuyến khích thưởng thức các bữa ăn nhẹ nhưng với số lượng và tần suất phù hợp
Trẻ em Nhật Bản được khuyến khích thưởng thức các bữa ăn nhẹ nhưng với số lượng và tần suất phù hợp

Mới đây, một nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng đã được đăng tải chính thức trên tạp chí The Lancet. Kết quả cuộc nghiên cứu đã khẳng định nếu được sinh ra và lớn lên tại Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ được thụ hưởng sức khỏe dồi dào và có tuổi thọ cao nhất thế giới.

Điều này thể hiện rõ qua thống kê về tỉ lệ trẻ béo phì, mắc tiểu đường tại Nhật trong những năm qua có xu hướng giảm và luôn thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới. Đây là một trong những thành tích vô cùng đáng ngưỡng mộ trong việc giữ gìn sức khỏe của cha mẹ Nhật cũng như nỗ lực mang lại cuộc sống lành mạnh cho trẻ em tại đất nước mặt trời mọc.

Cặp vợ chồng người Nhật Naomi Moriyama và William Doyle - tác giả cuốn sách nổi tiếng "Bí mật của những đứa trẻ khỏe mạnh nhất thế giới" đã phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng thế giới và chắt lọc những lý do thực tiễn mà tất cả các bậc cha mẹ cần phải thực hiện để nuôi một em bé khỏe mạnh theo bí quyết của cha mẹ Nhật.

7 lý do khiến trẻ em Nhật Bản có sức khỏe dẻo dai đáng ngưỡng mộ ảnh 1

1. Cho trẻ ăn no bụng và đủ dinh dưỡng

Trẻ em Nhật Bản được ăn các món ăn Nhật theo công thức và chế độ ăn phù hợp lứa tuổi. Nó giúp các bé no bụng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và hạn chế tình trạng ăn vặt, tránh béo phì.

Trẻ em Nhật khỏe mạnh mấu chốt nằm ở chỗ các bé được rèn luyện và hình thành thói quen ăn uống theo hướng có lợi cho sức khỏe ngay từ nhỏ, cụ thể như sau:

- Ăn nhiều thực phẩm từ thực vật như trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên chất và chất béo lành mạnh như cá giàu omega 3 và các thực phẩm chế biến ít đường và muối.

- Lựa chọn thức ăn ít calo nhưng giàu chất dinh dưỡng và lành mạnh đối với trẻ em. Điều này giúp giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường và các căn bệnh khác ở trẻ, tạo dựng cho con một cuộc sống lành mạnh, lâu dài.

- Ăn gạo nhiều hơn bánh mì hay mì ống bởi loại gạo hạt ngắn hay gạo nâu kiểu Nhật Bản có hàm lượng calorie thấp hơn so với bánh mì mà khi nấu chín ăn vẫn thơm và ngon, giúp bé no bụng.

2. Tạo cho bé cảm giác thoải mái khi ăn uống nhưng vẫn kiểm soát ở mức phù hợp

So với các nước phương Tây, trẻ em Nhật Bản được khuyến khích thưởng thức các bữa ăn nhẹ nhưng với số lượng và tần suất phù hợp thay vì ăn quá nhiều và ăn thường xuyên. Chuyên gia dinh dưỡng Tomomi Takahashi (trường mầm non Kaji Sakura, Hokkaido) khuyên tất cả phụ huynh: "Cha mẹ không cần phải cố gắng hết sức mỗi khi cho con ăn. Điều quan trọng là giữ thái độ vui vẻ để các bé có thể thư giãn và thoải mái khi ăn uống. Hãy cho con thấy rằng bạn thích ăn uống và món ăn đó có mùi vị khá ngon”.

Ngoài ra, chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cả gia đình cùng quây quần trong bữa ăn cùng nhau. "Kể cả khi bố mẹ đang bận, nhưng hãy cố gắng dành thời gian để có thể ngồi và ăn cùng con ít nhất mỗi ngày một lần. Nếu bạn nấu ăn bằng tình yêu của một người mẹ dành cho con thì chắc chắn con bạn sẽ cảm nhận được bằng trái tim”.

3. Khuyến khích con khám phá món ăn mới

Sở thích ăn của trẻ thay đổi theo thời gian và cha mẹ có thể hướng dẫn bé thưởng thức món ăn một cách lành mạnh hơn bằng việc đưa ra cho bé nhiều sự lựa chọn và lặp đi lặp lại bởi có thể thời điểm này bé không thích nhưng lần sau mời lại món đó, bé lại rất hào hứng.

Ví dụ, trẻ sơ sinh chỉ cần ăn thử 1 lần là có thể thích và ăn món đó, nhưng với trẻ trên 2 tuổi thì cần phải thử đến 20 lần, thậm chí ăn từng chút một thì mới có thể tiếp cận và cảm nhận món mới. Cha mẹ nên kiên trì bởi tiếp cận món mới cũng là 1 bí quyết giúp trẻ em Nhật khỏe mạnh.

4. Chia nhỏ khẩu phần ăn

Một trong những điều đáng chú ý trong bữa ăn của người Nhật đó là khẩu phần ăn của họ rất nhỏ và việc sử dụng những chiếc đĩa to đựng thức ăn là không cần thiết. Tuy nhiên, bữa ăn sẽ có nhiều món để trên nhiều đĩa nhỏ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng thiết yếu.

Theo Tiến sĩ Jennifer Orlet Fisher, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và giáo dục về béo phì tại Mỹ, cha mẹ nên cho trẻ ăn bằng loại đĩa ăn nhỏ, điều này khiến bé nạp được lượng calo vừa phải nhưng vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng và có cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn.

5. Cho con chạy nhảy, hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày

Theo thống kê, Nhật Bản có tỷ lệ trẻ em đi bộ hoặc đi xe đạp khá cao (98,3%). Điều đó cũng một phần lí giải vì sao số trẻ mắc béo phì ở Nhật lại thấp hơn các nước trên thế giới. Trẻ em vốn dĩ là đối tượng thích chơi đùa, chạy nhảy. Cho nên cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con được vui chơi trong môi trường an toàn, cha mẹ cũng có thể đi bộ đến trường cùng con hoặc cho con thỏa sức chạy nhảy tại sân chơi. Điều này giúp bé hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

6.  Xây dựng lối sống gia đình lành mạnh

Các gia đình người Nhật thường duy trì thói quen cùng nhau quay quần bên bữa ăn gia đình. Cha mẹ cũng lựa chọn nguồn thực phẩm lành mạnh để mang lại cảm giác ngon miệng và không khí vui vẻ cho các con.

Ngoài ra, trẻ em Nhật cũng được bố mẹ cho tham gia vào công việc làm bếp, trẻ được tự tay chuẩn bị thức ăn. Đây là ý tưởng giúp trẻ cải thiện chế độ ăn uống và tạo cảm giác hứng khởi trong bữa ăn khi trẻ được trực tiếp tham gia công đoạn chuẩn bị món ăn.

Với nhịp sống bận rộn, cha mẹ bận công việc còn con cái có lịch học dày đặc thì việc cả gia đình cùng ăn cơm với nhau trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra ý nghĩa vô cùng to lớn của bữa cơm gia đình, không khí ấm áp, vui vẻ bên người thân và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ thừa cân và béo phì ở trẻ.

7. Quản lý con trong việc ăn uống bằng những quy tắc an toàn

Cha mẹ Nhật luôn tỏ ra là những ông bố bà mẹ tâm lý nhưng cũng rất nghiêm khắc trong việc lựa chọn thực phẩm và tạo thói quen ăn uống tốt cho con cái. Họ không để bé thích ăn gì thì ăn mà luôn có những quy tắc lựa chọn thực phẩm tốt, món ăn hấp dẫn và an toàn nhất cho con, giúp con tránh xa những món ăn vặt không lành mạnh.

Theo Trí thức trẻ

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.