AMF5: Thách thức và cách tiếp cận đối với những vấn đề trên biển Đông

Ngày 27/8, tại TP. Đà Nẵng, Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 (AMF5) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF3) đã chính thức khai mạc với sự tham gia của 10 nước thành viên khối ASEAN (SOM ASEAN) và các đối tác, bao gồm: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc.
AMF5: Thách thức và cách tiếp cận đối với những vấn đề trên biển Đông
AMF5: Thách thức và cách tiếp cận đối với những vấn đề trên biển Đông - anh 1

Các thành viên SOM ASEAN tham dự Diễn đàn

Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 nhằm phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN trong việc thúc đẩy đoàn kết toàn khối, thúc đẩy hợp tác biển và xây dựng lòng tin ở khu vực, nhất là bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải. Diễn đàn là kênh đối thoại về các vấn đề liên quan đến biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trong khuôn khổ Diễn đàn Biển ASEAN lần này, sáng ngày 27/8, các nước thành viên đã tập trung kiểm điểm, đánh giá những nhiệm vụ đã triển khai trong khuôn khổ diễn đàn; Trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác biển trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là kinh nghiệm từ cơn bão Hải Yến; Các vấn đề quản lý và bảo vệ hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, thúc đẩy hợp tác nghề cá bình đẳng. Đặc biệt, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận những diễn biến hiện nay trên Biển Đông cùng những thách thức và cách tiếp cận của ASEAN; định hướng tương lai cho các chương trình hành động tiếp theo của Diễn đàn Biển ASEAN.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Vũ Tú - Vụ trưởng, Phó trưởng SOM ASEAN Việt Nam (Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao) cho biết: "Hiện nay hợp tác biển là một trong những lĩnh vực ưu tiên của các nước ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực ngày càng có những diễn biến phức tạp, khó đoán định, đặc biệt là những diễn biến gần đây trên Biển Đông. Trong bối cảnh đó, Diễn đàn Biển ASEAN ngày càng có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự đối thoại và xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa các quốc gia trong lĩnh vực hợp tác biển cũng như an ninh biển. Tiếp theo những thành công của 4 Diễn đàn Biển đã được diễn ra tại Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia, lần này Việt Nam là quốc gia vinh dự đăng cai Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 với 2 mục tiêu cần hướng đến là: Tăng cường hợp tác biển thông qua việc đối thoại và tham vấn trên tinh thần hợp tác, xây dựng; tăng cường vai trò cũng như đóng góp của Diễn đàn đối với hòa bình, an ninh an toàn biển và tự do hàng hải trong khu vực."

Theo chương trình làm việc, Diễn đàn sẽ chính thức diễn ra trong một ngày. Sau đó, cũng tại TP. Đà Nẵng, ngày 28/8, các nước ASEAN cũng sẽ tổ chức Diễn đàn Biển mở rộng lần thứ 3 (EAMF3) với các đối tác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ./.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.