Ấn Độ tiếp tục mua dầu Nga bất chấp lệnh trừng phạt

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ấn Độ tuyên bố sẽ tiếp tục mua dầu thô của Nga ngay cả sau khi lệnh cấm vận và trần giá của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ ngày 5/12.
Ấn Độ tiếp tục mua dầu Nga bất chấp lệnh trừng phạt

Trang Oilprice.com dẫn tuyên bố của một quan chức Bộ Dầu mỏ Ấn Độ cho biết quốc gia này sẽ tiếp tục mua bất kỳ loại nhiên liệu nào cần thiết đối với nền kinh tế của nước này.

Quan chức trên nói rằng các biện pháp trừng phạt đối với mặt hàng dầu mỏ của Nga - cụ thể là đối với các dịch vụ vận chuyển và chí phí bảo hiểm - do phương Tây áp đặt sẽ không áp dụng đối với Ấn Độ. Bởi lẽ, New Delhi không có ý định sử dụng các dịch vụ của phương Tây để vận chuyển dầu thô của Nga bằng đường biển vào nước này.

Sau khi Ba Lan cuối cùng cũng đồng ý tham gia áp đặt mức giá trần, EU đã nhất trí hạn chế giá dầu thô của Nga ở mức 60 USD/thùng - cao hơn mức giá mà dầu Ural của Nga đang giao dịch hiện nay. Đáp lại, Nga tuyên bố sẽ dừng giao hàng đến bất kỳ quốc gia nào áp dụng mức trần giá đối với các sản phẩm dầu mỏ của nước này.

Đáng lưu ý, chính sách giới hạn giá dầu của EU chỉ áp dụng cho các quốc gia sử dụng tàu và các công ty bảo hiểm phương Tây để vận chuyển dầu qua đường biển. Điều đó có nghĩa là nó sẽ không có hiệu quả đối với Ấn Độ.

Mức trần giá 60 USD/thùng do Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đề xuất và lệnh cấm vận của EU đối với dầu Nga sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12. Sau đó, một lệnh cấm vận quy mô lớn hơn đối với các sản phẩm dầu thô của Nga sẽ được áp dụng từ tháng 2/2023.

Giới phân tích đưa ra nhiều dự đoán khác nhau về cách thức trần giá dầu và lệnh cấm vận sẽ ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ toàn cầu. Việc Ấn Độ và có thể cả Trung Quốc tiếp tục mua dầu thô của Nga mà không cần sử dụng các dịch vụ phương Tây chắc chắn sẽ làm giảm tác dụng của các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, những người trong ngành cũng lưu ý rằng chỉ có một số lượng hạn chế các tàu và công ty bảo hiểm không thuộc phương Tây có thể đưa dầu của Nga ra thị trường.

Tuần trước, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều mua dầu thô từ Nga với mức chiết khấu lớn 33,28 USD so với dầu Brent, có nghĩa là họ đã mua được giá rất hời so với mức giá trần.

Ngày 20/3: Cả nước có 7 ca COVID-19 mới
Ngày 20/3: Cả nước có 7 ca COVID-19 mới
(Ngày Nay) - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 20/3 của Bộ Y tế cho biết, có 7 ca mắc mới, giảm so với ngày trước đó; Trong ngày không có bệnh nhân nào khỏi; hiện còn 5 ca nặng đang thở oxy.
Trung Quốc ủng hộ tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên với Hàn-Nhật trong năm nay
Trung Quốc ủng hộ tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên với Hàn-Nhật trong năm nay
(Ngày Nay) - Theo hãng tin Yonhap, ngày 20/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố nước này ủng hộ việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm nay. Điều này làm dấy lên triển vọng nối lại ngoại giao thượng đỉnh 3 bên sau khi quan hệ Nhật-Hàn cải thiện gần đây.
Lý do giúp người Phần Lan luôn hạnh phúc
Lý do giúp người Phần Lan luôn hạnh phúc
(Ngày Nay) - Phần Lan đã 5 năm liên tiếp xếp ở vị trí số 1 trong danh sách các nước hạnh phúc nhất thế giới của World Happiness Report. Theo Tiến sĩ Frank Martela, triết gia và nhà nghiên cứu tâm lý chuyên nghiên cứu các nền tảng của hạnh phúc ở Phần Lan, có 3 điều mà người dân đất nước hạnh phúc nhất thế giới này không bao giờ làm.
Hoàng Văn Tài hiện đang là họa sĩ truyện tranh, họa sĩ minh họa tại Rover Studio.
Sở thích có đủ để bạn theo đuổi một nghề?
(Ngày Nay) - Việc biết rõ mình thích học gì, làm nghề gì ngay từ trước khi chọn cánh cổng trường đại học, cao đẳng không thể là bảo chứng cho một sự nghiệp trải đầy hoa hồng. Nỗ lực chăm chỉ và tràn đầy đam mê cũng chưa chắc đưa bạn đến thành công. Điều gì khiến chúng ta sống được với nghề?
Phát động Ngày hội thể thao thân thiện dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển
Phát động Ngày hội thể thao thân thiện dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển
(Ngày Nay) - Hưởng ứng ngày Người Khuyết tật Việt Nam 18/4, sự kiện “Ngày hội thể thao thân thiện cho trẻ khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển (KTTT và KTPT)” tại Huế sẽ là một sân chơi ý nghĩa, an toàn, lành mạnh, đồng thời tăng cường hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ khuyết tật.