Ấn Độ: Trung Quốc lại khiêu khích ở biên giới hòng thay đổi hiện trạng

Ấn Độ hôm 31/8 nói quân đội Trung Quốc đã có “động thái quân sự khiêu khích” ở bờ phía Nam hồ Pangong Tso, vùng Ladakh trong ngày 29-30/8.
Quân đội Ấn Độ nói Trung Quốc 'khiêu khích' gần biên giới để thay đổi hiện trạng. (Ảnh minh họa: PTI)
Quân đội Ấn Độ nói Trung Quốc 'khiêu khích' gần biên giới để thay đổi hiện trạng. (Ảnh minh họa: PTI)

Quân đội Ấn Độ tố các binh sĩ Trung Quốc đã vượt qua Đường Kiểm soát thực tế để cố gắng thay đổi hiện trạng, nhưng cho biết họ đã ngăn chặn được điều này.

Quân đội Ấn Độ đã chặn hoạt động của quân đội Trung Quốc ở bờ Nam hồ Pangong Tso, tiến hành các biện pháp nhằm củng cố vị trí của chúng tôi và ngăn cản ý định đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng mặt đất. Quân đội Ấn Độ cam kết duy trì hòa bình và yên ổn thông qua đối thoại, nhưng cũng kiên quyết không kém trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình”, tuyên bố viết.

Theo Hindustan Times, động thái của quân đội Trung Quốc ở khu vực Đông Ladakh được xem là nỗ lực nhằm mở rộng biên giới sang phía Nam hồ Pangong Tso. Cho đến nay, phần lớn hoạt động của Trung Quốc xung quanh hồ cũng tập trung quanh bờ phía Nam.

Tuyên bố cũng cho rằng hành động của quân đội Trung Quốc vi phạm thỏa thuận đã đạt trước đó khi hai bên giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ladakh hồi tháng 6. Hiện một cuộc gặp cấp chỉ huy lữ đoàn đang diễn ra tại Chushul để giải quyết các vấn đề.

20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng và 76 binh sỹ khác bị thương trong cuộc đụng độ đẫm máu với quân đội Trung Quốc ở Thung lũng Galwan, vùng Ladakh tối 15/6. Truyền thông Ấn Độ đưa tin hơn 40 binh sỹ Trung Quốc thương vong sau vụ ẩu đả, nhưng Bắc Kinh không xác nhận thông tin này.

Ấn Độ và Trung Quốc đổ lỗi cho nhau về vụ đụng độ chết người đầu tiên kể từ năm 1975 tại khu vực biên giới. Tuy nhiên, quan chức quân đội 2 nước sau đó tham gia vào các cuộc đàm phán để xoa dịu tình hình.

Trong diễn biến gần nhất, hãng tin Ấn Độ ANI ngày 30/8 trích dẫn các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết hải quân nước này đã triển khai một trong những tàu chiến chủ lực tới Biển Đông, được coi là để thách thức các tuyên bố chủ quyền từ Trung Quốc.

Theo VTC News
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.