Ấn Độ và những ‘sứ mệnh’ chinh phục không gian

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chỉ vài ngày sau cuộc đổ bộ lịch sử của tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lên cực nam Mặt Trăng, Ấn Độ mới đây đưa ra thông báo rằng nước này chuẩn bị khởi động một dự án không gian mới, tập trung nghiên cứu mặt trời và sức ảnh hưởng của hằnh tinh này đến thời tiết ngoài không gian.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên, hai dự án này không phải là bước đầu trong tiến trình chinh phục không gian của Ấn Độ. Cả trong quá khứ và tương lai, quốc gia Nam Á này đều có những chương trình đầy tham vọng, được triển khai bởi Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), nhằm hướng tới vị trí cường quốc không gian.

Aditya-L1

Sứ mệnh Aditya-L1 được đặt tên theo từ "Aditya" có nghĩa là "mặt trời" trong tiếng Phạn. Tàu nghiên cứu Aditya-L1dự kiến sẽ ​​được phóng vào ngày 2/9. Đây là con tàu vũ trụ đầu tiên của Ấn Độ được triển khai phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu mặt trời.

Tàu vũ trụ Aditya-L1 sẽ bay trong quỹ đạo xoay quanh điểm Lagrange 1 (L1) giữa Mặt trời và Trái Đất, với khoảng cách với Trái Đất lến đến 1,5 triệu km, vị trí mà lực hấp dẫn của cả hai vật thể có thể triệt tiêu lẫn nhau. Trong không gian, đây là vị trí cho phép các vật thể đứng yên nhờ sự cân bằng lực hấp dẫn, giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của con tàu.

Sứ mệnh Aditya-L1 nhằm mục đích quan sát các hoạt động của Mặt trời và sức ảnh hưởng của hằng tinh này đến thời tiết ngoài không gian trong thực tế. Năm 2019, chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt khoản ngân sách tương đương khoảng 46 triệu USD để triển khai sứ mệnh này. Đến nay, ISRO chưa đưa ra cập nhật chính thức về mức chi phí cho chương trình này.

Gaganyaan

Gaganyaan là sứ mệnh đầu tiên của Ấn Độ có sự tham gia của một phi hành đoàn. Cái tên này có nghĩa là "phương tiện trên trời" trong tiếng Phạn, thực hiện nhiệm vụ phóng tàu chờ một phi hành đoàn gồm ba người lên quỹ đạo 400 km. Sứ mệnh kéo dài ba ngày trước khi hạ cánh xuống vùng biển Ấn Độ.

ISRO cho biết Trung tâm vũ trụ Vikram Sarabhai của họ đã thử nghiệm thành công các hệ thống nhằm ổn định tàu của phi hành đoàn và giảm vận tốc của nó một cách an toàn trong quá trình quay trở lại Trái Đất.

Đầu năm 2023, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ Jitendra Singh cho biết khoảng 90,23 tỷ rupee (tương đương 1,08 tỷ USD) đã được phân bổ cho chương trình Gaganyaan. ISRO cho biết họ sẽ hướng đến mục tiêu duy trì sự hiện diện lâu dài của con người trong không gian sau khi Gaganyaan hoàn thành.

Tuy chua công bố chính thức ngày thực hiện vụ phóng, song ISRO cho biết sứ mệnh Gaganyaan có thể sẽ được triển khai vào năm 2024.

Vệ tinh NASA-ISRO SAR (NISAR)

Vệ tinh NISAR là hệ thống quan sát quỹ đạo Trái đất thấp do NASA và ISRO cùng phát triển. NISAR sẽ lập bản đồ toàn bộ hành tinh 12 ngày một lần, cung cấp dữ liệu về những thay đổi trong hệ sinh thái, diện tích băng, sinh khối thực vật, mực nước biển dâng, nước ngầm và các mối nguy hiểm tự nhiên khác, bao gồm động đất, sóng thần, núi lửa và lở đất.

Có kích thước gần bằng một chiếc SUV, vệ tinh này dự kiến sẽ được phóng từ Ấn Độ vào quý 1 của năm 204, trong đó nước này đặt mục tiêu phóng vệ tinh vào tháng 1.

Chandrayaan-3

Ngày 23/8, Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh tàu vũ trụ an toàn xuống vùng cực nam Mặt Trăng. Nhiệm vụ đang diễn ra và ISRO cho biết tàu thăm dò của họ đã xác nhận sự hiện diện của lưu huỳnh, sắt, oxy và các nguyên tố khác trên hành tinh này.

Chandrayaan-2

Năm 2019, ISRO khởi động sứ mệnh mặt trăng thứ hai, nỗ lực đầu tiên nhằm nghiên cứu cực nam Mặt Trăng. Chương trình này triển khai một tàu quỹ đạo, một tàu đổ bộ và một tàu thăm dò, với kỳ vọng rất cao của giới khoa học trong nước. Mặc dù đã triển khai tàu quỹ đạo thành công, nhưng tàu đổ bộ vẫn gặp phải sự cố và bị rơi.

Sứ mệnh tàu quỹ đạo sao Hỏa (MOM)

Năm 2013, ISRO trở thành cơ quan vũ trụ thứ tư đưa tàu vũ trụ vào quỹ đạo Sao Hỏa. MOM, con tàu thực hiện nhiệm vụ trong sáu tháng và không mất liên lạc với các bộ điều khiển mặt đất cho đến thời điểm vào năm 2022.

Chandrayaan-1

Sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng đầu tiên của Ấn Độ được thực hiện thành công vào năm 2008. Vệ tinh đã thực hiện hơn 3.400 quỹ đạo xoay quanh Mặt trăng và xác nhận sự hiện diện của nước trên Mặt trăng; sứ mệnh kết thúc khi mất liên lạc với tàu vũ trụ vào ngày 29/8/2009.

Theo Reuters
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...