Anh cáo buộc Nga gài 'thân tín' tại Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mới đây, chính phủ Anh đã cáo buộc Nga đang tìm cách thiết lập một nhà lãnh đạo có xu hướng thân Moscow ở Ukraine, đồng thời cho biết các sĩ quan tình báo Nga đã tiếp xúc với một số cựu chính trị gia Ukraine như một phần trong kế hoạch giành lại sức ảnh hưởng tại Kyiv.
Dân quân Ukraine đang được huấn luyện tại Kyiv để chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Nga. Ảnh: AP
Dân quân Ukraine đang được huấn luyện tại Kyiv để chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Nga. Ảnh: AP

Theo hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Anh từ chối cung cấp bằng chứng chứng minh cáo buộc của mình, được đưa ra giữa lúc mối quan hệ của Nga và phương Tây đang trong thời điểm căng thẳng nhất. Chính quyền Moscow tiếp tục khẳng định không hề lên kế hoạch đưa quân tràn sang biên giới Ukraine.

Phía Anh cũng trích dẫn các thông tin tình báo cho rằng chính phủ Nga đang xem xét cựu nghị sĩ Ukraine Yevhen Murayev là một ứng cử viên tiềm năng để đứng đầu một chính quyền thân Nga tại Kyiv.

"Chúng tôi sẽ không dung thứ cho âm mưu của Điện Kremlin thiết lập dàn lãnh đạo thân Nga ở Ukraine", Ngoại trưởng Anh Liz Truss tuyên bố trên Twitter. "Điện Kremlin biết rằng một cuộc tấn công quân sự sẽ là một sai lầm chiến lược lớn và Vương quốc Anh và các đối tác của chúng tôi sẽ buộc Nga phải trả một cái giá đắt."

Văn phòng Số 10 Phố Downing của Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng cho biết chính quyền London đang có kế hoạch tăng cường sức ép lên Nga trong tuần này bằng cách kêu gọi các đối tác châu Âu hợp tác với Mỹ để kiềm chế Moscow.

Trước đó, hãng thông tấn RIA đưa tin Ngoại trưởng Anh Truss sẽ thăm Moscow vào tháng 2 để gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Anh Ben Wallace cũng đã đồng ý hội đàm.

Tuyên bố của Anh được đưa ra một ngày sau khi các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Nga không đạt được bước đột phá lớn trong các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng về Ukraine, mặc dù vẫn để ngỏ khả năng đàm phán tiếp.

Nga đã đưa ra các yêu cầu về an ninh đối với Mỹ bao gồm việc ngừng mở rộng NATO về phía đông và cam kết rằng Ukraine sẽ không bao giờ được phép gia nhập liên minh quân sự của phương Tây.

Anh cáo buộc Nga gài 'thân tín' tại Ukraine ảnh 1

Một đoàn xe bọc thép của Nga di chuyển dọc theo đường cao tốc ở Crimea hôm 18/1. Ảnh: AP

Mỹ đã tiến hành một chiến dịch tích cực trong những tháng gần đây để kêu gọi các đồng minh châu Âu cùng ngăn chặn một cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Nhà Trắng đã bày tỏ "mối quan ngại sâu sắc" trước cáo buộc của chính phủ Vương quốc Anh.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Emily Horne cho biết: “Âm mưu này rất đáng lo ngại. Người dân Ukraine có quyền tự quyết định tương lai của họ và chúng tôi sát cánh với chính quyền được bầu cử dân chủ ở Ukraine."

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dành cả ngày thứ Bảy để thảo luận với nhóm cố vấn an ninh cấp cao về tình hình Ukraine.

Trả lời hãng tin AP, một quan chức Nhà Trắng cho biết các cuộc thảo luận bao gồm nỗ lực làm giảm leo thang tình hình bằng các biện pháp ngoại giao và răn đe được phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác, bao gồm hỗ trợ an ninh cho Ukraine.

Trong một diễn biến khác, các quốc gia vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania có kế hoạch gửi tên lửa chống tăng và phòng không do Mỹ sản xuất tới Ukraine, một động thái mà Mỹ hoàn toàn tán thành.

Bộ trưởng Quốc phòng của ba quốc gia Baltic cho biết trong một tuyên bố chung rằng họ “thống nhất trong cam kết của chúng tôi đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết trên Twitter rằng chính quyền Washington hoan nghênh các quốc gia NATO và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ "vì sự ủng hộ lâu dài của họ đối với Ukraine."

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hồi đầu tuần đã mô tả việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine là cực kỳ nguy hiểm và nói rằng các chuyến cung cấp khí tài “không giúp làm giảm căng thẳng.”

Anh cáo buộc Nga gài 'thân tín' tại Ukraine ảnh 2

Cuộc hội đàm mới nhất giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov chưa thể tháo gỡ ngòi nổ chiến tranh tại Đông Âu. Ảnh: AP

Phía Nga đã điều hàng chục nghìn quân áp sát biên giới Ukraine, dẫn đến lo ngại về một cuộc chiến tranh. Phương Tây đã bác bỏ các điều kiện tiên quyết của Moscow: một đảm bảo pháp lý rằng NATO sẽ không kết nạp Ukraine và không có vũ khí nào của khối này sẽ được triển khai gần biên giới Nga.

Cuộc gặp hôm thứ Sáu giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov đã kết thúc mà không đạt được đột phá. Trong bối cảnh tình hình an ninh không chắc chắn, Bộ Ngoại giao Mỹ đã xem xét một loạt các phương án để đảm bảo an toàn và an ninh cho các nhân viên của đại sứ quán Mỹ tại Kyiv.

Mỹ cũng đã cảnh báo người dân không nên đến Ukraine trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và nguy cơ xảy ra xung đột với Nga.

Các cuộc thảo luận về vấn đề bảo đảm an ninh tại đại sứ quán tại Kyiv đã được tiến hành một thời gian. Ngoại trưởng Blinken cũng đã xem xét các kế hoạch dự phòng với đội an ninh của đại sứ quán cho chuyến thăm đến thăm Kyiv vào thứ Tư tuần sau.

Các quan chức ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng chưa có quyết định nào được đưa ra và việc sơ tán hoàn toàn vẫn chưa được xem xét. Phía Mỹ cũng xem xét khả năng cho sơ tán thân nhân của các nhân viên đại sứ quán và tiếp đó là cho sơ tán tự nguyện các nhân viên không thiết yếu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.