Tầm nhìn 'không trọn vẹn' của ông Macron đối với châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vào ngày 11/5 năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy đã tổ chức một bữa tối đặc biệt bao gồm các nghệ sĩ tiêu biểu của nước Mỹ để chào đón Bộ trưởng Văn hóa Pháp André Malraux.
Tầm nhìn 'không trọn vẹn' của ông Macron đối với châu Âu

Bữa tối hôm đó bao gồm những nhân vật nổi tiếng như tiểu thuyết gia Saul Bellow, họa sĩ Mark Rothko, biên kịch Arthur Miller và nghệ sĩ vĩ cầm Isaac Stern, cũng là một buổi lễ kỷ niệm mối quan hệ lịch sử lâu đời giữa Mỹ và Pháp.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước đó, cả Kennedy, Malraux và đại sứ Pháp tại Mỹ đã có một cuộc trao đổi gay gắt về những chỉ trích của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đối với chính sách của Washington và đi kèm với những đòi hỏi về quyền tự chủ chiến lược.

Những lời phàn nàn của De Gaulle bao gồm những lời chỉ trích về chiến lược của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Berlin, vị thế của đồng đô la trong nền kinh tế quốc tế và sự ủng hộ của Mỹ đối với việc Vương quốc Anh gia nhập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu.

Theo lời ông Kenedy, Tổng thống de Gaulle vừa muốn sự bảo vệ của Mỹ vừa muốn không bị gò bó trong việc vạch ra con đường riêng của Pháp, “một châu Âu nằm ngoài tầm ảnh hưởng của chúng tôi - nhưng vẫn tin tưởng vào chúng tôi,” theo lời cố vấn an ninh quốc gia của Kenedy, McGeorge Bundy.

"Tổng thống Pháp nên cẩn thận với những gì ông ấy mong muốn", Kennedy nói thêm. “Người Mỹ sẽ vui mừng rút khỏi châu Âu nếu đó là điều mà người châu Âu muốn.”

Khi Bộ trưởng Malraux tuyên bố rằng Mỹ không dám rời đi, Kenedy đáp lại rằng Mỹ đã “làm điều đó hai lần”, ám chỉ việc Mỹ từng rút quân sau cả hai cuộc thế chiến.

Mối bất hòa chỉ được xoa dịu một phần nhờ màn nâng ly chúc mừng của Kenedy, mà Tổng thống Mỹ cho rằng đây là “bài phát biểu đầu tiên về quan hệ giữa Pháp và Mỹ mà không bao gồm việc tưởng nhớ Lafayette - vị tướng Pháp tham gia Cách mạng Mỹ.”

Thay vào đó, Kennedy nhấn mạnh tổng thống đầu tiên sống trong Nhà Trắng, John Adams, người đã “yêu cầu viết trên bia mộ của mình rằng:“ Người giữ hòa bình với nước Pháp.”

Cuối cùng, Malraux đã chứng minh Kenedy sai: Tổng thống de Gaulle tiếp tục công kích Mỹ, trong khi các chính quyền tại Washington sau đó cũng không dám rời khỏi châu Âu.

Vào ngày 9/12 năm 2021, trong một cuộc họp báo hiếm hoi, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bắt chước de Gaulle và tuyên bố rằng mục tiêu của EU là tạo ra một "châu Âu hùng mạnh, năng động trên thế giới, hoàn toàn có chủ quyền, tự do lựa chọn và làm chủ. của số phận của chính nó."

Đối với ông Macron, quyền tự chủ chiến lược có nghĩa là một châu Âu có vị trí riêng trên thế giới và khả năng định hình các sự kiện thế giới. Tương tự như người tiền nhiệm de Gaulle, Macron không muốn châu Âu - hay Pháp - trở thành một quan sát viên bất lực trong một thế giới ngày càng được xác định bởi sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Có vẻ như không có nhiều thay đổi kể từ cuộc gặp của Kennedy với Malraux vì Pháp và Mỹ vẫn đang tranh cãi về nền độc lập của châu Âu. Nhưng thực tế địa chính trị ngày nay không giống như những năm 1960. Thế giới không còn được xác định bởi các cuộc đấu tranh trong Chiến tranh Lạnh giữa hai siêu cường, Mỹ hiện coi Trung Quốc và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là ưu tiên chính sách đối ngoại lớn nhất của mình và liên minh xuyên Đại Tây Dương phải đối mặt với nhiều thách thức, chẳng hạn như giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và điều chỉnh các công nghệ kỹ thuật số mới.

Mặc dù Tổng thống Macron đúng khi thúc đẩy người châu Âu khẳng định vị thế trên trường quốc tế, ông vẫn chưa đưa ra các chính sách dẫn đường cho châu Âu, cũng như không đưa ra chiến lược mở rộng năng lực của châu lục để họ có thể hành động. Tầm nhìn của Macron bao hàm rất nhiều vấn đề, từ giải quyết chủ nghĩa đa phương, các chiến lược chống khủng bố đến các cuộc thảo luận về việc tăng cường an ninh của lục địa.

Một số đề xuất có vẻ mâu thuẫn, chẳng hạn như mong muốn về một nước Pháp sở hữu "địa vị và có ảnh hưởng giữa các quốc gia khác", một quốc gia mà người Pháp sẽ là "chủ vận mệnh của chính chúng ta", nhưng cũng là một quốc gia mà "việc ra quyết định độc lập của chúng ta hoàn toàn phù hợp với tình đoàn kết bền vững của chúng ta với các đối tác châu Âu."

Các ý tưởng khác dường như có vấn đề và khó có thể nhận được sự đồng tình rộng rãi, chẳng hạn như đề xuất rằng “không thể có dự án quốc phòng và an ninh cho các công dân châu Âu nếu không có tầm nhìn chính trị nhằm thúc đẩy dần dần xây dựng lại niềm tin với Nga.”

Tầm nhìn này giả định rằng một lục địa có lịch sử chia rẽ lâu đời hiện đang thống nhất về chính sách quốc phòng và đối ngoại của mình. Nhưng nhìn lướt qua các cuộc tranh luận gần đây về Nga, Trung Quốc và thậm chí cả Mỹ cho thấy sự thiếu chặt chẽ về mặt chiến lược giữa các quốc gia châu Âu. Nói tóm lại, tầm nhìn của Macron có thể chia cắt châu Âu và làm loãng khả năng và sự tập trung của nước này, đồng thời tác động vào bản năng tồi tệ nhất của Mỹ là tách khỏi liên minh xuyên Đại Tây Dương để tập trung vào Trung Quốc.

Mềm nắn rắn buông

Tất cả các quốc gia có chủ quyền đều coi trọng quyền tự trị của họ; câu đố lịch sử thực sự là thấu hiểu những khoảnh khắc khi các quốc gia thừa nhận một số yếu tố về quyền tự do hành động của họ vì lợi ích chung.

Đây là điều rất đáng chú ý về NATO. Hầu hết mọi quốc gia đều nghĩ Mỹ sẽ rút quân về nước sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, vì nước này chưa từng tham gia vào một liên minh quân sự thời bình nào trong lịch sử của mình. Nhưng các thỏa thuận an ninh xuyên Đại Tây Dương của liên minh NATO đã kéo dài gần 8 thập kỷ, vượt qua những thay đổi sâu sắc trong hệ thống quốc tế, từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đến sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Chắc chắn, đã có những thời điểm căng thẳng và thậm chí khủng hoảng, kể từ cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956 đến cuộc xâm lược của Mỹ vào Iraq năm 2003. Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã bị cản trở bởi những bất đồng về việc ai kiểm soát vũ khí hạt nhân, chính sách thương mại và tiền tệ, đường ống dẫn khí đốt và bây giờ là quy định công nghệ.

Những bất đồng gay gắt là một đặc điểm, không phải lỗi của các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, và khả năng giải quyết những xung đột này là đặc tính duy nhất của liên minh phương Tây. Quyền tự chủ chiến lược - nơi mỗi quốc gia theo đuổi lợi ích quốc gia của riêng mình - luôn là câu trả lời dễ dàng nhất, nhưng không phải là câu trả lời hiệu quả nhất.

Châu Âu đã trải qua thời kỳ hòa bình dài nhất kể từ khi NATO được thành lập vào năm 1949. Các nền kinh tế, xã hội và chính phủ khác nhau của lục địa này đã phát triển theo cách không thể tưởng tượng được khi Hiệp ước Rome, mang lại sự thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu, tiền thân của Liên minh Châu Âu (EU), được ký kết vào năm 1957.

Dân số của EU có trình độ học vấn cao, công nghệ tiên tiến, và theo một số khía cạnh, thịnh vượng bằng, nếu không muốn nói là giàu hơn Mỹ và Trung Quốc. Phát triển chiến lược lớn của riêng mình và đảm bảo an ninh cho riêng mình sẽ là bước phát triển tự nhiên.

Quyền tự trị đặc biệt hấp dẫn vào thời điểm mà danh tiếng của Mỹ tại cựu lục địa đã bị tổn hại. Các chính sách thất thường của chính quyền Trump và quyết định rút khỏi Afghanistan dưới thời Biden đã đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của Mỹ với tư cách là một đối tác chiến lược.

Sau đó, thương vụ tàu ngầm giữa liên minh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) mà chính quyền Biden làm trung gian với Australia và Vương quốc Anh đã làm dấy lên nhiều nghi vấn ở Paris: Washington đã tước đi hợp đồng béo bở của người Pháp mà không thông báo trước cho chính quyền Macron. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà lãnh đạo châu Âu hoan nghênh một tầm nhìn chiến lược hấp dẫn, chặt chẽ và được chia sẻ rộng rãi.

Mỹ không nên gạt bỏ những mặt trái tiềm tàng của quyền tự chủ lớn hơn của châu Âu. Chính quyền Washington sẽ dễ dàng kiềm chế Trung Quốc hơn rất nhiều nếu châu Âu chịu trách nhiệm nhiều hơn về an ninh tập thể của mình.

Trước đó, các ''kiến ​​trúc sư'' của Mỹ về trật tự sau chiến tranh ở châu Âu đã cam kết với lục địa này với hy vọng rằng sự hiện diện của Mỹ cuối cùng sẽ trở nên không cần thiết. Cam kết của Mỹ đối với châu Âu không chỉ tốn kém; nó cũng đã hạn chế quyền tự chủ chiến lược của chính nước Mỹ, dựa trên những cam kết sâu rộng mà nước này đã thực hiện với các đối tác châu Âu. Hậu quả của sự phụ thuộc lẫn nhau này đang diễn ra khi Mỹ đàm phán với Nga về vấn đề Ukraine. Đáng chú ý là châu Âu đã không thể ngăn chặn một cuộc chiến tranh trên sân nhà của mình nếu không có Mỹ động tay.

Sai vấn đề, sai giải pháp

Do đó, cả châu Âu và Mỹ sẽ được hưởng lợi từ sự tự chủ của EU. Nhưng đề xuất của ông Macron để thay mặt châu Âu phát biểu trong khi yêu cầu vai trò dẫn đầu trong các điểm nóng trên thế giới là giải pháp sai lầm cho những vấn đề mà ông đã xác định.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc, mối đe dọa từ phía Nga, sự suy yếu của nền dân chủ, vấn đề nóng lên toàn cầu, quy định công nghệ và đại dịch đều đòi hỏi hành động tập thể và điều đó trái ngược với những gì Tổng thống Pháp dường như đang đề xuất.

Thay vì đi một mình, người châu Âu tốt hơn nên hợp tác với Mỹ về một số ưu tiên chính. Ví dụ, EU nên xác định nơi họ có thể đầu tư nhiều hơn để tăng cường khả năng quốc phòng trong khu vực lân cận của họ và cho phép Mỹ tập trung vào các thách thức kinh tế và chính trị chung đang nổi lên từ Đông Á, đặc biệt bằng cách hỗ trợ các nỗ lực của Washington để cạnh tranh với Bắc Kinh.

Ngược lại, chiến lược do ông Macron đề xuất bao gồm tất cả các thách thức địa chính trị lớn của thế giới, đồng thời tìm cách dẫn đầu trong các thách thức xuyên quốc gia.

Tổng thống Pháp đã nói rõ rằng các quốc gia châu Âu nên chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc bảo vệ châu lục này. Ông cũng tuyên bố Pháp là một cường quốc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Pháp đã không từ bỏ trọng tâm của mình vào chủ nghĩa khủng bố, điều này cùng với các mối quan hệ từ thời thuộc địa đã thúc đẩy nước này quan tâm sâu sắc đến chính trị của Bắc Phi và khu vực Trung Đông.

Trong khi đó, Pháp và Châu Âu tuyên bố cuộc khủng hoảng khí hậu là thách thức lớn nhất của thế giới. Tất cả những điều này phải được giải quyết trong khi củng cố nền dân chủ và củng cố trật tự kinh tế tự do giữa đại dịch COVID-19. Chương trình nghị sự này sẽ là thách thức, thậm chí là bất khả thi đối với một quốc gia hùng mạnh hơn nhiều so với Pháp hoặc thậm chí đối với toàn bộ châu Âu. Cách tiếp cận của Macron sẽ dẫn đến một châu Âu, thay vì làm tốt một hoặc hai điều, có thể làm mọi thứ kém đi.

Pháp cũng không lên tiếng ủng hộ EU, và khi cố gắng đảm nhận vai trò đó, nước này có nguy cơ phá vỡ lục địa này thêm nữa. Có sự bất đồng lớn trong nội bộ châu Âu về cách đối phó với hàng loạt thách thức mà châu lục này phải đối mặt, đặc biệt là vấn đề an ninh.

EU đã đưa ra một số sáng kiến ​​quốc phòng, bao gồm Hợp tác có cấu trúc thường trực (PESCO), một tập hợp các sáng kiến ​​được tạo ra cách đây 4 năm nhằm nâng cao hợp tác quốc phòng giữa các nước thành viên EU; Quỹ Quốc phòng Châu Âu, hỗ trợ hợp tác nghiên cứu và phát triển quân sự; và một lực lượng quân đội châu Âu tiềm năng, một ý tưởng cũ được cả Macron và cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn hồi sinh trong những năm gần đây. Không có ý tưởng nào trong số này có thể thành công nếu không có sự đồng thuận của cả châu Âu về các ưu tiên, và điều đó đơn giản là chưa tồn tại.

Lấy ví dụ về Nga. Paris muốn Moscow có tiếng nói trong vấn đề an ninh châu Âu: ví dụ như vào năm 2019, Macron đã cử các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của mình đến Moscow để tìm cách đưa Nga trở lại nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển, phá vỡ thế đóng băng giữa hai bên kể từ năm 2014.

Ông Macron cũng ủng hộ việc xét lại NATO, tổ chức mà ông tuyên bố đang trải qua “tình trạng chết não”. Ngược lại, Ba Lan và các đồng minh NATO khác gần Nga muốn đường biên giới phía đông được gia cố hơn và sự hiện diện thường xuyên của quân đội Mỹ. Với việc Nga đang gia tăng sức ép tại biên giới Ukraine, những quan điểm đó dường như có lý.

Sự chia rẽ tương tự cũng được phản ánh trong cách đối xử của Mỹ. Sau lùm xùm mua bán tàu ngầm, Pháp coi Mỹ là đối tác không đáng tin cậy, là "kẻ đâm sau lưng các đồng minh" vì lợi ích của các hợp đồng khí tài, trong khi các nước Đông Âu coi Mỹ là đối tác không thể thiếu.

Sự chia rẽ cũng tồn tại đối với vấn đề Trung Quốc. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã nói rằng châu Âu muốn "can dự" với Trung Quốc. Đức dưới thời bà Merkel đã tìm kiếm một thỏa thuận đầu tư sâu rộng với Trung Quốc, Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI), sau đó đã bị EU đình chỉ, và Ý cũng tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc vào năm 2019.

Trong khi đó, chính phủ Litva đã yêu cầu các quan chức ngừng sử dụng điện thoại Trung Quốc mà họ cho là có chứa phần mềm kiểm duyệt, rời khỏi một diễn đàn khu vực do Trung Quốc lãnh đạo. Romania cũng đã loại Huawei khỏi dự án xây dựng mạng 5G và chặn các thỏa thuận cho Trung Quốc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân ở nước này.

Quyền tự chủ chiến lược của ông Macron cũng cho rằng châu Âu là một bên ổn định, gắn kết trên một quỹ đạo tích cực. Đó là một giả định nguy hiểm: sau nhiều thập kỷ hội nhập kinh tế và chính trị ấn tượng và xây dựng thể chế, bản thân châu Âu đang bị cưỡng bức.

Từ Brexit, đến tăng trưởng kinh tế không đồng đều, sự gắn kết hay ổn định của châu Âu không thể được coi là đương nhiên. Đức có chính phủ mới lần đầu tiên sau 16 năm, và định hướng chiến lược trong tương lai của nước này là không chắc chắn. Công bằng mà nói, Macron nhận ra tình trạng tồi tệ của các vấn đề châu Âu, và phần lớn chiến lược của ông là kêu gọi châu lục “thức tỉnh”. Tuy nhiên, các khuyến nghị của ông có nguy cơ làm rạn nứt thêm châu Âu.

Tầm nhìn của Macron cũng có thể thúc đẩy Mỹ xem xét lại các đảm bảo an ninh của mình. Có một giai thoại cho rằng Mỹ không thích quyền tự trị của châu Âu, nhưng theo cái nhìn sơ lược về lịch sử thời hậu chiến cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Mỹ từ lâu đã nuôi dưỡng mong muốn rời khỏi lục địa này. Các đời tổng thống Harry Truman, Dwight Eisenhower, và thậm chí cả Kennedy đều coi sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu là tạm thời, là cầu nối cho một tương lai khi châu Âu có thể tự vệ.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mọi chính quyền từ Clinton đến Obama đều khuyến khích châu Âu đóng vai trò lớn hơn trong việc tự đảm bảo an ninh cho chính mình. Nhiều người Mỹ muốn để châu Âu tự lo cho vấn đề quốc phòng của mình, một thái độ đáng lo ngại vào thời điểm châu Âu đang ngày càng rạn nứt và thiếu khả năng đáp ứng các thách thức chiến lược khác nhau.

Chắc chắn, một châu Âu suy yếu và bị chia rẽ sẽ không có lợi cho Mỹ trong dài hạn. Cũng sẽ không có một châu Âu đang vội vã phát triển quá nhanh, phơi mình trước nguy hiểm trước khi có thể tự bảo vệ mình. Trung Quốc và Nga sẽ không ngần ngại tận dụng các sơ hở này của phương Tây.

Thời gian để tái tạo

Ông Macron đã đúng rằng châu Âu cần đánh giá lại các ưu tiên của mình và hành động theo các ưu tiên đó. Liên minh châu Âu không thể tiếp tục phụ thuộc hoàn toàn vào một siêu cường phía bên kia đại dương và đứng bên lề các vấn đề an ninh. Vào thời điểm mà vị thế của Mỹ trên thế giới không chắc chắn, một nỗ lực mạnh mẽ của EU nhằm đóng góp vào chiến lược cho phương Tây đáng được hoan nghênh.

Tuy nhiên, bất kỳ chiến lược mới nào cũng nên được xây dựng trên một số nguyên tắc. Thứ nhất, ông Macron nên nỗ lực hơn nữa để tạo ra sự đồng thuận về những thách thức an ninh cấp bách nhất. Mối đe dọa từ phía Nga cung cấp một thử nghiệm sớm nhưng quan trọng theo cách vượt ra ngoài các quyết định quân sự tức thời.

Ví dụ, châu Âu phụ thuộc vào Nga về năng lượng. Liệu lục địa này có sẵn sàng chấm dứt sự phụ thuộc này hay không sẽ cho thấy giới hạn mà các quốc gia thành viên EU sẵn sàng hy sinh để đổi lấy việc giảm lợi thế của Nga.

Một chiến lược mới của châu Âu cũng không thể chỉ xuất hiện từ Paris. Đó sẽ là Đức, với sức mạnh kinh tế và di sản lịch sử, hành động của Berlin sẽ quan trọng hơn nhiều so với Pháp. Và một câu hỏi mở là liệu chính quyền mới tại Berlin có thể tiếp tục đóng góp vào một chiến lược chung, hướng tới tương lai của châu Âu, vượt ra ngoài di sản của bà Merkel hay không.

EU cũng không thể đi một mình, tổ chức này cần sự tham gia của một đối tác quen thuộc: Vương quốc Anh - vốn cũng muốn tìm lại vị thế của mình trong các vấn đề toàn cầu.

Không có chiến lược nào của châu Âu — đặc biệt là một chiến lược ủng hộ việc tăng cường quyền tự chủ — sẽ có ý nghĩa nếu không có khả năng hỗ trợ nó. Các quốc gia châu Âu, cả tập thể và cá nhân, đầu tư quá ít vào khả năng phòng vệ của họ.

Liên minh châu Âu chi 1,2% GDP cho quốc phòng, ít hơn 1/3 số tiền mà Mỹ bỏ ra. Các quốc gia châu Âu phải chi nhiều hơn cho quân đội của họ. Cuối cùng, bất kỳ nỗ lực nào của châu Âu đều phải thiết lập các ưu tiên, bao gồm cả việc đối đầu với một câu hỏi khó mà hầu hết người châu Âu né tránh: Họ sẵn sàng chiến đấu và chết vì điều gì?

Ngay cả những ý tưởng tồi cũng có thể thúc đẩy kết quả tốt. Vào những năm 1960, de Gaulle, chê bai một NATO do Mỹ lãnh đạo và đang tìm kiếm quyền tự chủ, đã thúc đẩy liên minh phương Tây thực hiện một cuộc tự nghiên cứu nghiêm túc để xem xét lại sứ mệnh, mục đích và chính sách của mình.

Báo cáo Harmel năm 1967 đã khẳng định lại các nguyên tắc cơ bản của NATO và thúc đẩy tổ chức này thực hiện cách tiếp cận hợp tác hơn đối với các vấn đề an ninh. Nó củng cố liên minh và giúp phương Tây thắng thế trong Chiến tranh Lạnh. Nếu lời kêu gọi tự chủ của ông Macron và cuộc rà soát chiến lược hiện tại của NATO tạo ra kết quả tương tự, thì châu Âu và Mỹ nên biết ơn Tổng thống Pháp như thế hệ trước đáng lẽ phải biết ơn de Gaulle.

Theo Foreign Affairs
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.