Quân đội Ấn Độ xác nhận đã có tổng cộng 20 binh sĩ của nước này thiệt mạng sau khi đụng độ với binh lính Trung Quốc tại khu vực tranh chấp biên giới.
"17 binh sĩ Ấn Độ bị thương nặng trong nhiệm vụ tại vị trí tranh chấp và hứng chịu cái lạnh khắc nghiệt đã tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng trong 20," quân đội Ấn Độ phát đi thông báo hôm thứ Ba.
Bắc Kinh và Delhi đổ lỗi cho nhau về cuộc đụng độ hôm thứ Hai trên tại khu vực Thung lũng Galwan, một địa bàn chiến lược nằm giữa Tây Tạng của Trung Quốc và Ladakh của Ấn Độ.
Lần đụng độ gần nhất giữa quân đội hai bên xảy ra thương vong là vào năm 1975. Còn tại sự việc mới nhất, hai bên đều không nổ súng mà ném đá và cầm gậy lao vào ẩu đả suốt 6 giờ đồng hồ, tờ Hindustan Times đưa tin.
Binh lính Ấn Độ đứng gác ở đèo Zojila. Ảnh: dpa |
Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận vụ việc đã xảy ra thương vong nhưng không công bố quốc tịch của các nạn nhân hoặc bất kỳ chi tiết nào khác.
Phía Bắc Kinh tuyên bố quân đội Ấn Độ "đã vượt qua biên giới hai lần, trước khi kích động và tấn công binh sĩ Trung Quốc, dẫn đến cuộc ẩu đả nghiêm trọng giữa các lực lượng biên giới ở hai bên".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava đã đáp trả rằng cuộc đụng độ phát sinh từ "một nỗ lực của phía Trung Quốc nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng" ở biên giới.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc nổ ra kể từ ngày 9/5, khi một số binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc bị thương trong một vụ đụng độ tương tự ở khu vực tranh chấp biên giới.
Nhưng chỉ tuần trước, Trung Quốc cho biết hai bên đã đạt được "sự đồng thuận tích cực" về việc giải quyết căng thẳng tại biên giới.
Tuy nhiên, truyền thông Ấn Độ đưa tin quân đội Trung Quốc vẫn hiện diện tại Thung lũng Galwan và bờ phía bắc của hồ Pangong Tso sau nhiều tuần chiếm đóng.
Mối quan hệ giữa hai nước láng giềng đã căng thẳng kể khi Ấn Độ thu hồi tình trạng bán tự trị của bang Jammu và Kashmir hồi tháng 8.
Điều đó đã biến khu vực Ladakh - phía Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền một phần, trở thành một vùng lãnh thổ hành chính riêng biệt của Ấn Độ.
Taylor Fravel, một chuyên gia về tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc cho biết chính quyền Bắc Kinh coi động thái này là một "thách thức trực tiếp đối với chủ quyền của Trung Quốc" đối với khu vực lãnh thổ mà họ tuyên bố chủ quyền.
Fravel cho biết cả hai quốc gia sẽ không "muốn vụ việc tiếp tục leo thang", bởi ưu tiên an ninh chính của Trung Quốc vẫn là Mỹ.