Bangladesh tiêm vaccine cho người lao động tình dục

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hàng trăm người làm việc tại một nhà thổ lớn nhất Bangladesh đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Nhiều người bán dâm tại Bangladesh hy vọng vaccine sẽ giúp hồi sinh ngành công nghiệp tình dục tại đất nước này.
Bangladesh tiêm vaccine cho người lao động tình dục

Bangladesh là một trong số ít quốc gia Hồi giáo nơi mại dâm được hợp pháp hóa. Hiện nước này có ít nhất 11 nhà thổ được phép hoạt động trên khắp đất nước có 169 triệu dân.

Tại thị trấn Daulatdia, có một nhà thổ đã hoạt động hơn một thế kỷ, thế nhưng đại dịch đã khiến nơi cung cấp việc làm cho hàng trăm người phải đóng cửa.

Các nhà chức trách đã cố gắng tiêm vaccine cho những lao động tình dục tại Daulatdia nhưng tiến độ triển khai rất chậm do thiếu nguồn cung. Kể từ tháng 2 tới nay, chỉ có gần 200 người bán dâm ở Daulatdia được tiêm đủ hai mũi vaccine do Ấn Độ ngừng xuất khẩu vaccine.

Trong tuần này, giới chức y tế Daulatdia đã khởi động lại chiến dịch tiêm chủng cho các lao động tình dục sau khi Bangladesh nhận được hàng triệu liều vaccine từ Trung Quốc và Mỹ theo sáng kiến ​​COVAX.

"Hiện chúng tôi có đủ nguồn cung cấp", bác sĩ Asif Mahmud tại Daulatdia chia sẻ. "Tôi cảm thấy hài lòng khi chứng kiến một lượng lớn người dân trong thị trấn đi tiêm chủng".

Khoảng 400 người lao động tình dục tại Daulatdia đã được tiêm vaccine Sinopharm của Trung Quốc. Dù quy định chỉ tiêm cho người trên 25 tuổi, nhưng nhiều cô gái làm việc trong nhà thổ chưa đủ tuổi thành niên.

Ruksana, một gái mại dâm 26 tuổi, cho biết đại dịch đã khiến khách hàng lo sợ không dám tìm đến nhà thổ.

"Đã có những ngày chúng tôi phải nhịn đói. Có nhiều nơi người ta chết vì dịch bệnh. Nhưng chúng tôi thì sẽ chết vì đói", Ruksana chia sẻ. "Chúng tôi hy vọng rằng vaccine sẽ giúp chúng tôi giành lại sinh kế."

Bangladesh đã ghi nhận hơn 1,4 triệu ca mắc COVID-19 và gần 25.000 ca tử vong, nhưng các chuyên gia cho rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều.

Đầu tháng này, các nhà chức trách Bangladesh đã tiêm vaccine cho khoảng 3 triệu người trong một chiến dịch đặc biệt kéo dài một tuần sau khi một làn sóng lây nhiễm mới khiến nước này phải phong tỏa toàn quốc.

Theo AFP
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.