Bệnh viện “làm bừa”?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vì sao bệnh nhân BHYT vừa phải chịu gánh nặng thu nhập do dịch bệnh gây ra, vừa phải chịu thêm gánh nặng ốm đau bệnh tật mà khi đi khám chữa bệnh còn phải “cõng” thêm chi phí xét nghiệm Covid-19.
Người đến KCB tại bệnh viện phải trả phí xét nghiệm sàng lọc Covid-19.
Người đến KCB tại bệnh viện phải trả phí xét nghiệm sàng lọc Covid-19.

Trong khi đầu năm 2021 đến nay, BHXH TP.HCM giảm chi phí KCB BHYT hàng ngàn tỷ đồng so với chi phí thanh toán cùng kỳ các năm trước đây.

Phóng viên Ngày Nay đã có buổi trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó giám đốc BHXH TP.HCM về vấn đề này.

PV: Thời gian qua, các cơ sở y tế tại TP.HCM “lấy cớ” BHYT không thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 cho bệnh nhân có BHYT đi khám chữa bệnh, nên đã buộc bệnh nhân phải chi trả. BHYT TP.HCM có ý kiến gì về vấn đề này?

- Bà Nguyễn Thị Thu Hằng: Ngay từ những ngày đầu năm 2021, BHXH Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19. Cụ thể ngày 8/2/2021, BHXH Việt Nam có Công văn 346/BHXH-CSYT, theo đó người có thẻ BHYT đến khám, chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở KCB BHYT được chỉ định xét nghiệm Covid-19 theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV ban hành kèm theo Quyết định số 3351/QĐ-BYT ngày 29/7/2020 của Bộ Y tế, cụ thể như sau:

Nhà báo Nguyễn Tiến Đạt:

"Điều khiến dư luận không khỏi bức xúc đó là trong khi ngành Y tế được biết đến như là người 'tham mưu' về chuyên môn phòng chống dịch, cũng như việc xét nghiệm cộng đồng (việc 'ngoáy mũi' miễn phí thời gian qua khiến cho không ít người bình thường phải miễn cưỡng chấp hành) thì cũng chính ngành y tế 'dựng lên hàng rào kỹ thuật' để 'bảo vệ' công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế bằng việc xét nghiệm sàng lọc tầm soát tại các bệnh viện nhằm bảo đảm an toàn cho bệnh nhân, thân nhân người bệnh cũng như nhân viên y tế nhưng lại… thu phí xét nghiệm Covid-19 của người bệnh.

Bộ Y tế biết rõ, BHYT không thanh toán cho việc sàng lọc đại trà tại các cơ sở y tế nhưng khi dựng lên hàng rào kỹ thuật, tại sao Bộ Y tế đã không có hướng dẫn đầy đủ, lại để bệnh nhân, bệnh viện –nhưng đối tượng nguy cơ cao nhất, dễ bị tổn thương nhất phải 'còng lưng' chi trả chi phí xét nghiệm Covid-19. BHYT TP.HCM khăng khăng cho rằng họ làm đúng quy định, chỉ thanh toán theo danh mục được phê duyệt hoặc phải đúng theo tiêu chí mà Bộ Y tế đặt ra.

Cuối cùng quyền lợi cho người tham gia BHYT cứ như 'cha chung không ai khóc'. Trong khi quỹ BHYT thì giảm chi hàng ngàn tỷ đồng so với cùng kỳ các năm, ngân sách chống dịch thì dành cho xét nghiệm đại trà…. Thì các bệnh viện phải 'xoay sở' tìm nguồn thu từ xét nghiệm sàng lọc Covid-19 của người đi khám chữa bệnh dù họ là đối tượng có BHYT".

Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được bằng các nguyên nhân khác.

Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.

Chi phí xét nghiệm Covid-19 của các trường hợp nêu trên được thanh toán như sau:

Trường hợp kết quả xét nghiệm Covid-19 dương tính, người bệnh bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định: Quỹ BHYT không thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19.

Trường hợp kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính: Quỹ BHYT thanh toán theo quy định của pháp luật về KCB BHYT.

Đến 22/7/2021, BHXH Việt Nam có văn bản 2172 hướng dẫn thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 theo chế độ BHYT. Trong đó, các trường hợp người tham gia BHYT đi KCB ngoại trú hoặc đang điều trị nội trú có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 và được chỉ định thực hiện xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3416/QĐ-BYT nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì được BHYT thanh toán theo quy định của luật BHYT, nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì được ngân sách nhà nước thanh toán chi phí điều trị Covid và BHXH thanh toán các bệnh khác theo hướng dẫn của BYT.

Mức giá thanh toán như sau: trước ngày 1/7/2021 thì xét nghiệm test nhanh 238.000 đồng, sau 1/7/2021 thì test nhanh thanh toán theo giá thầu test; Còn xét nghiệm PCR giá 734.000 đồng, các mẫu gộp thì chi phí lấy mẫu và bảo quản mẫu mức giá thanh toán từ 100.000 đến 117.800 đồng, chi phí xét nghiệm 616.200 đến 634.000 đồng tùy theo mẫu đơn hay mẫu gộp.

Từ đầu năm đến nay, BHXH TP.HCM đã thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 với tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng cho đối tượng BHYT.

Cụ thể:

Bệnh viện “làm bừa”? ảnh 1

PV: Có thông tin cho rằng BHYT thời gian dịch bệnh chi phí giảm hàng ngàn tỷ đồng?

- Bà Nguyễn Thị Thu Hằng: Theo thống kê chưa đầy đủ của BHXH TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm 2021, số lượt khám chữa bệnh giảm hơn 33% so với cùng kỳ những năm trước. Do dịch bệnh phức tạp, TP.HCM và các tỉnh thành phải giãn cách dài ngày nên lượt bệnh nhân khám chữa bệnh nói chung và đối tượng BHYT nói riêng giảm mạnh. Đầu năm đến nay có hơn 9,3 triệu lượt người có BHYT đi khám chữa bệnh so với 9 tháng đầu năm 2020 là 13,8 triệu lượt.

Về chi trả, trước khi có dịch bình quân mỗi tháng BHXH TP.HCM thanh toán chi phí khám chữa bệnh xấp xỉ 2.000 tỷ đồng cho các cơ sở KCB, trong đó chi cho bệnh nhân BHYT ở các tỉnh thành về TP KCB chiếm 49% trên tổng chi (khoảng 980 tỷ/ tháng).

Do các tỉnh và TP.HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nên các bệnh nhân tỉnh thành không về KCB tại TP.HCM được, họ bắt buộc phải KCB tại các bệnh viện của tỉnh nhà, các trường hợp thật cần thiết mới đến TP.HCM KCB nên chi phí KCB ở các tháng này tại TP giảm, mỗi tháng chi phí KCB giảm xấp xỉ 500 tỷ đồng. Như vậy, trong đợt dịch vừa qua, chi phí thanh toán KCB mà BHYT TP.HCM chi ra giảm khoảng 2.000 tỷ đồng, Số tiền này, BHXH Việt Nam sẽ chuyển về các BHXH tỉnh để chi trả cho bệnh nhân ở tỉnh khi họ điều trị ở địa phương.

PV: Bệnh nhân là đối tượng được BHYT thanh toán xét nghiệm Covi-19 khi đi khám chữa bệnh nhưng bị các cơ sở y tế yêu cầu xét nghiệm Covid-19 và tự chi trả thì có cách nào đòi lại được không?

- Bà Nguyễn Thị Thu Hằng: Theo Luật BHYT, quỹ BHYT dùng để khám bệnh, chữa bệnh, không sử dụng để tầm soát bệnh, nên các trường hợp người có thẻ BHYT vào viện mà có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 và được chỉ định thực hiện xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3416/QĐ-BYT. Nếu kết quả âm tính thì được BHYT thanh toán theo quy định của luật BHYT, nếu kết quả dương tính thì được ngân sách nhà nước thanh toán chi phí điều trị Covid-19 và BHXH thanh toán các bệnh khác theo quy định.

Một số trường hợp thuộc các đối tượng trên mà bệnh viện đã thu tiền thì liên hệ cơ quan BHXH để được bảo vệ quyền lợi .

Các trường hợp không có triệu chứng mà chỉ xét nghiệm tầm soát thì không được BHXH thanh toán.

Xin cảm ơn bà!

TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
(Ngày Nay) - TikTok đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn Tổng thống Joe Biden ký kết đạo luật buộc công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok hoặc ứng dụng này sẽ bị cấm.
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
(Ngày Nay) - Tại sự kiện thời trang Met Gala 2024 năm nay, hai nghệ sĩ nổi tiếng Katy Perry và Rihanna dù không tham dự nhưng các hình ảnh do AI tạo ra đã khiến một số người hâm mộ lầm tưởng họ đã có mặt tại đêm trình diễn lớn nhất thế giới.
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?