Biển Đông hôm nay 21/7: 2 sai lầm 'chết người' của Trung Quốc tại Biển Đông

Theo các chuyên gia, Trung Quốc đang mắc sai lầm lớn tại Biển Đông khi nước này từ chối tham gia vào phiên điều trần của Tòa án Trọng tài Quốc tế về tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Biển Đông hôm nay 21/7: 2 sai lầm 'chết người' của Trung Quốc tại Biển Đông

Trung Quốc loay hoay trong vấn đề pháp lý tại Biển Đông

Phiên điều trần về quyền tài phán và khả năng chấp nhận trong vụ kiện Biển Đông đã kết thúc hôm 13/7 sau một tuần diễn ra mà không có sự tham gia của Trung Quốc.

Tuy nhiên, không vì thiếu sự có mặt của Trung Quốc mà Philippines ngừng lại vụ kiện.

Biển Đông hôm nay 21/7: 2 sai lầm 'chết người' của Trung Quốc tại Biển Đông - anh 1

Hình ảnh phiên điều trần tại Tòa trọng tại quốc tế (ở La Haye, Hà Lan)

Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Heminio Coloma nhấn mạnh một khi đã đưa vụ việc ra Tòa trọng tài quốc tế thường trực (PCA), Manila nhất quyết theo đuổi đến cùng.

Cũng ngày 13/7, phái đoàn Philippines bắt đầu điều trần trong đợt thứ hai trước Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) Liên Hợp Quốc tại La Haye – Hà Lan.

Trước khi vào phiên điều trần lần 2, Philippines nói rằng sẽ làm rõ chủ quyền biển và bác bỏ các yêu sách chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định quan điểm của nước này là "không chấp nhận và không tham gia" quá trình xét xử tại Hague và như thường lệ, buộc tội Philippines vi phạm các cam kết Tuyên bố Ứng xử 2002 (DOC) trong đó nêu rõ giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán.

...Và rồi để mắc sai lầm và mất đi hình ảnh trong mắt quốc tế

Theo các chuyên gia, Trung Quốc đang mắc sai lầm lớn tại Biển Đông khi nước này từ chối tham gia vào phiên điều trần của Tòa án Trọng tài Quốc tế:

Đầu tiên, vụ kiện này do Philippines đưa ra và cốt lõi là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đất đai cùng với sự phân định vùng biển có liên quan. Vụ kiện đã loại trừ cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc phải có bên thứ 3, theo UNCLOS, thông qua tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cách mà Philippines khiếu kiện đã rất khéo léo để loại bỏ liên kết giữa yêu sách của họ với các điều khoản về "lãnh thổ", "phân định biển" và "yêu sách lịch sử" dưới sự hỗ trợ của đội ngũ luật sư có kinh nghiệm từ Mỹ. Điều này có thể có tác động đáng kể đối với Tòa án Trọng tài. Có thể, Trung Quốc sẽ lần lượt lỡ cơ hội để thể hiện lập trường của mình một cách hợp pháp chuyên nghiệp.

Thứ hai, ngoài sự cụ thể của cuộc tranh luận pháp lý, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc là vấn đề quan trọng khiến nhiều người lo ngại. Truyền thông quốc tế đã có những nhận định khác nhau về căng thẳng leo thang tại Biển Đông và thường đưa tin Trung Quốc ngày càng hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế để củng cố yêu sách hàng hải của mình.

Thực tế, tòa trọng tài vẫn để cửa mở cho Trung Quốc. Bắc Kinh có thời hạn đến ngày 17/8 để hồi đáp với toà và họ sẽ đưa ra phán quyết trong năm nay.

Trang Ly (T/h)

Cập nhật Tin tức Biển Đông mới nhất hàng ngày, Tại đây.

Xem thêm:

- Biển Đông hôm nay 20/7: Trung Quốc rơi vào thế gọng kìm của Philippines

- Biển Đông hôm nay 19/7: Các cường quốc sẵn sàng ứng chiến Trung Quốc trên Biển Đông

- Biển Đông hôm nay 18/7: Philippines quyết 'đánh' Trung Quốc đến cùng

- Biển Đông hôm nay 17/7: Mỹ điều 2 tàu 'khủng' tuần tra Biển Đông, răn đe Trung Quốc

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.