Chiến hạm Mỹ USS Forth Worth trên Biển Đông. |
Cuộc hội thảo với chủ đề "Xung đột ở Biển Đông và Hợp tác An ninh", do trường Đại học Mở Wawasan (Malaysia) tổ chức tập trung vào câu hỏi lớn:
"Nếu Trung Quốc tin tưởng vào những cơ sở lịch sử và pháp lý về những đòi hỏi của mình tại các vùng biển có tranh chấp, tại sao họ lại lưỡng lự đưa vấn đề ra trước Tòa án Công lý Quốc tế như vậy?".
Theo các học giả, rất có thể Trung Quốc không có đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền của mình tại Biển Đông, đặc biệt là tại khu vực mà nước này đang tiến hành cải tạo.
Theo tiến sĩ Koh, người đặt câu hỏi trên, tất cả các nước ASEAN đều chấp nhận Tòa án Công lý Quốc tế La Haye (Hà Lan) như là một định chế chung để giải quyết các vấn đề.
Ông Barry Desker, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang Singapore, cho biết, mặc dù Singapore, Indonesia và Cam Bốt không liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng các nước này cũng có cùng quan điểm như vậy.
Dự kiến, Tòa án Công lý Quốc tế La Haye sẽ bắt đầu phiên xử vụ kiện của Manila liên quan đến tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vào tháng 7/2015.
Cập nhật Tin tức Biển Đông mới nhất, TẠI ĐÂY.
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 1/7: Trung Quốc dùng “Chim ưng biển” để dòm ngó Việt Nam và Đông Nam Á
- Biển Đông hôm nay 30/6: Lật tẩy bộ mặt giả dối của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 29/6: Trung Quốc sắp phải hầu tòa vì xâm phạm chủ quyền Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 28/6: Philippines mua chiến đấu cơ 'khủng' đối phó với Trung Quốc
Trang Ly (T/h)