Với sự bùng phát của chủng Delta chính và một số dòng phụ của nó đã được xác nhận ở Trung Quốc, Mỹ, Châu Phi, Bắc Âu và Thái Bình Dương, các chuyên gia y tế lo ngại rằng biến thể này có khả năng dễ lây lan hơn và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Tại Mỹ, theo cựu ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Scott Gottlieb, các ca bệnh mắc biến thể Delta đang tăng gấp đôi khoảng hai tuần một lần và chiếm 10% tổng số ca mắc mới, trong khi ở Anh, tỷ lệ này chiếm hơn 90% số ca mắc mới.
Trong khi các cơ quan y tế trên khắp thế giới đang thu thập và chia sẻ dữ liệu về sự lây lan của biến thể Delta, thì điều đáng lo ngại là ở các quốc gia đang phát triển vốn có hệ thống giám sát yếu kém, biến thể mới này có thể đã lan rộng hơn nhiều so với những gì đã được báo cáo.
Ashish Jha, hiệu trưởng trường sức khỏe cộng đồng của Đại học Brown ở Mỹ, tuần trước đã gọi biến thể Delta là “biến thể dễ lây lan nhất từng thấy cho đến nay”.
Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ định Delta là một biến thể đáng lưu tâm vào tháng 4 và gây lo ngại vào tháng 5. Nó dường như gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, theo bằng chứng được thấy từ Ấn Độ và các nơi khác, bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, nôn, chán ăn, mất thính giác và đau khớp.
Các bằng chứng từ Quảng Châu (Trung Quốc) cho thấy 12% bệnh nhân trở nặng hoặc nghiêm trọng trong vòng 3-4 ngày kể từ khi bắt đầu các triệu chứng, tỷ lệ này cao hơn gấp 4 lần so với các đợt bùng phát trước đó.
Chính phủ Indonesia hôm thứ Hai rằng dự kiến rằng làn sóng lây nhiễm mới sẽ đạt đỉnh điểm vào đầu tháng 7 và biến thể Delta sẽ dần thống trị các ca mắc mới.