WHO đặt tên các biến thể SARS-CoV-2 theo bảng chữ cái

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới thông báo rằng các biến thể của virus SARS-CoV-2 sẽ được đặt tên bằng các các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp để tránh kỳ thị các quốc gia nơi chúng được phát hiện lần đầu tiên.
WHO đặt tên các biến thể SARS-CoV-2 theo bảng chữ cái

Hệ thống mới áp dụng cho các biến thể phổ biến nhất hiện nay, bao gồm 4 biến thể, cùng các biến thể cấp độ hai được quan tâm theo dõi.

Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO cho biết: “Những cái tên mới sẽ không thay thế các tên khoa học hiện có, nhưng nhằm mục đích giúp ích cho việc thảo luận công khai".

Theo hệ thống mới, các biến thể được quan tâm có những cái tên sau: biến thể của Anh cho đến nay được gọi là B.1.1.7 trở thành Alpha; B.1.351 được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi trở thành Beta, trong khi P.1 của Brazil trở thành Gamma.

Biến thể Ấn Độ B.1.617 được chia thành thành hai dòng phụ: trong đó biến thể B.1.617.2 trở thành Delta, còn biến thể B.1.617.1 được gọi là Kappa.

Bên cạnh những tên này, có hai tên khoa học khác được sử dụng cho mỗi đột biến, trong khi các tên địa lý khác nhau đã được sử dụng để mô tả cùng một biến thể.

Ví dụ trong phạm vi nước Anh, biến thể mà các quốc gia khác gọi biến thể của Anh sẽ được gọi là biến thể Kent - một quận ở đông nam nước Anh, nơi nó được phát hiện lần đầu tiên.

Các tên dòng dõi như B.1.1.7.2 sẽ vẫn tiếp tục được sử dụng trong giới khoa học, vì thông tin đột biến mà tên của chúng truyền tải.

WHO cho biết mặc dù tên khoa học có những lợi thế riêng, nhưng chúng có thể khó nói và khó nhớ, cũng như dễ bị hiểu sai.

"Do đó, mọi người thường gọi các biến thể bằng quốc gia nơi phát hiện ra chúng, đó là sự kỳ thị và phân biệt đối xử", phía WHO lập luận. "Để tránh điều này và để đơn giản hóa thông tin liên lạc công cộng, WHO khuyến khích các cơ quan chức năng quốc gia, các cơ quan truyền thông và những người khác áp dụng các tên gọi mới này".

Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một đạo luật nhằm bảo vệ những người Mỹ gốc Á đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công trong đại dịch COVID-19. Các nhóm chống chủ nghĩa cực đoan của Mỹ cho biết số lượng các vụ tấn công đối với người Mỹ gốc Á đã bùng nổ kể từ đầu cuộc khủng hoảng.

Họ đổ lỗi cho cựu tổng thống Donald Trump, người nhiều lần gọi COVID-19 là "virus Trung Quốc", qua đó kích động các thành phần cực đoan tấn công người châu Á để trút bỏ sự giận dữ vì dịch bệnh.

Theo AFP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.