Các lệnh trừng phạt Nga có thể gây cho thị trường năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -   Tổng thống Putin tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga gây nhiều thiệt hại cho những người áp đặt chúng hơn là đối với Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Earl Rasmussen, Phó chủ tịch điều hành của Trung tâm Khoa học Chính trị Á-Âu (Eurasia Center) ở Washington (Mỹ) nhận xét với Đài Sputnik rằng phương Tây đã phạm phải nhiều sai lầm khi trừng phạt Nga.

“Dầu của Nga trên các thị trường phương Tây không hề dễ dàng thay thế được. Nga quá quan trọng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và thậm chí sẽ mất nhiều năm để lấp đầy khoảng trống”, chuyên gia Rasmussen chỉ ra.

Theo ông, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây không nhận ra thực tế rằng việc thiết lập mới các đường ống và nhà máy lọc dầu sẽ đòi hỏi hàng loạt thay đổi và tiêu tốn lượng chi phí và thời gian đáng kể. Phó chủ tịch của Trung tâm Eurasia nhận định các nước sẽ mất nhiều năm để đạt được cơ sở hạ tầng cần thiết theo yêu cầu.

Ông Earl Rasmussen cũng cảnh báo về tác động thảm khốc mà các biện pháp trừng phạt Nga có thể gây ra trên thị trường năng lượng toàn cầu, chẳng hạn như ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên diện rộng cũng như dẫn đến một cuộc suy thoái lớn...

Các bình luận được đưa ra sau khi Tổng thống Putin tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga gây nhiều thiệt hại cho những người áp đặt chúng hơn là đối với Nga. Ông nhấn mạnh rằng ông đã nhiều lần cảnh báo các người đồng cấp khác về hậu quả của hành động áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, đặc biệt là đối với thị trường năng lượng, song không ai lắng nghe.

Tổng thống Nga cũng khẳng định cuộc chiến tranh kinh tế chớp nhoáng chống lại Nga đã hoàn toàn thất bại. Về vấn đề này, ông Gerard DiPippo, nhà nghiên cứu cấp cao tại Chương trình Kinh tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tác động tài chính ngắn hạn của các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga là rất đáng kể nhưng dường như đã suy giảm kể từ tháng 5 năm nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.