Các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận vấn đề đại dịch và khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phát biểu tại trụ sở của Liên Hợp Quốc tại New York với trọng tâm là thúc đẩy các nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19.
Các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận vấn đề đại dịch và khí hậu

Trước thềm phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 76, có khoảng 1/3 trong tổng số 193 nước thành viên của Liên Hợp Quốc cho biết lãnh đạo của họ sẽ phát biểu trực tuyến, trong khi nhóm còn lại sẽ trực tiếp có mặt tại New York.

Chính phủ Mỹ đã cố gắng hạn chế số lượng các nhà lãnh đạo đến New York nhằm tránh biến phiên họp của ĐHĐ LHQ trở thành "sự kiện siêu lan nhiễm", mặc dù Tổng thống Joe Biden sẽ trực tiếp phát biểu tại trụ sở LHQ, lần đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1.

Theo quy định của LHQ, bất cứ đại biểu nào khi bước vào trụ sở đều được mặc định tiêm đủ hai mũi vaccine mà không cần phải xuất trình bằng chứng. Quy định này có thể bị phá vỡ bởi Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người tuần trước đã tuyên bố rằng ông không cần tiêm chủng vì đã từng mắc COVID-19.

Tuy nhiên, chính quyền thành phố New York đã thiết lập một xe lưu động ngay bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc để cung cấp xét nghiệm và tiêm miễn phí vaccine của hãng Johnson & Johnson.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề có bao nhiêu đại biểu được tiêm chủng tới New York tuần này đã cho thấy "sự bất bình đẳng nghiêm trọng như thế nào trong vấn đề tiêm chủng."

Ông Guterres đang thúc đẩy kế hoạch tiêm chủng toàn cầu cho 70% dân số thế giới vào nửa đầu năm sau.

Trong số 5,7 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 được sử dụng trên khắp thế giới, chỉ có 2% là ở châu Phi.

Nhằm thể hiện mối quan tâm của Mỹ về cuộc thảo luận của Liên Hợp Quốc, Tổng thống Biden sẽ ở New York trong 24 giờ, gặp mặt Tổng thư ký Guterres vào thứ Hai và đọc bài phát biểu vào hôm thứ Ba.

Đặc phái viên của Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho biết Tổng thống Biden sẽ "nói về các ưu tiên hàng đầu của chúng tôi: chấm dứt đại dịch COVID-19; chống biến đổi khí hậu ... và bảo vệ nhân quyền, dân chủ và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ."

Do đại dịch, các phái đoàn sẽ bị hạn chế số lượng thành viên tham dự và hầu hết các sự kiện bên lề sẽ là diễn ra trực tuyến. Tình hình tại Afghanistan và Iran dự kiến sẽ được thảo luận tại phiên họp lần này.

Theo Reuters
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.