Các tác phẩm NFT giả đang tạo ra vấn đề lớn cho các nền tảng kỹ thuật số

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vào năm 2021, nền tảng đấu giá trực tuyến NFT Nifty Gateway đã quảng cáo một video có tiêu đề "House of Marcial" trên nền tảng Twitter, mô tả một căn phòng chứa đầy các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Ai Weiwei. Vấn đề là, buổi đấu giá đó không được thực hiện cũng như không được chứng thực bởi nghệ sĩ Ai Weiwei của ​​Trung Quốc. 
NFT đang thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Ảnh: Forbes
NFT đang thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Ảnh: Forbes

Trong bối cảnh sự gia tăng theo hình parabol của loại hình NFT trong năm 2021, những trường hợp như thế này đang ngày càng trở nên phổ biến, hàng giả và hàng nhái đã trở thành vấn đề đau đầu đối với các thị trường nghệ thuật.

Với tổng vốn hóa thị trường của NFT hiện tại là hơn 10 tỷ đô la, những kẻ lừa đảo dường như muốn tận dụng các quy tắc và cơ chế thực thi lỏng lẻo trên các thị trường NFT lớn.

Một công cụ độc quyền mới đang hy vọng sẽ mang lại sự thay đổi

MarqVision, một dịch vụ bảo vệ IP do trí thông minh nhân tạo (AI) hỗ trợ nhằm mục đích bảo vệ các thương hiệu và nghệ sĩ khỏi vấn nạn hàng giả NFT. MarqVision quét dữ liệu từ các nền tảng NFT như OpenSea, Superrare và Rarible, cung cấp cho người đăng ký một phương thức để gắn cờ hàng giả và hàng giả tiềm năng.

Theo giám đốc điều hành của dịch vụ, ông Mark Lee, người từng tốt nghiệp ngành Luật tại Đại học Harvard, và là chuyên gia trong lĩnh vực hàng giả thương hiệu và trộm cắp tài sản trí tuệ, mục đích ra đời của MarqVision là để tự động báo cáo danh sách hàng giả cho các thị trường NFT tương ứng thông qua bot phân tích danh sách mới mỗi tuần một lần.

“NFT là một chân trời mới — và ngay bây giờ [thị trường này] đang hoạt động giống như Miền Tây hoang dã”, ông Lee trao đổi với báo giới: “Các thương hiệu đang đấu tranh để cân bằng cách sử dụng tài sản kỹ thuật số của mình cho các mục đích tiếp thị-bán hàng; với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, cũng như cứu khách hàng của mình khỏi việc vô tình mua phải NFT giả mạo."

Vấn đề này đã trở nên phổ biến đến mức một số thị trường đã khởi động các công cụ nội bộ của riêng họ để gắn cờ hàng giả tiềm năng.

Đầu năm ngoái, DeviantArt đã giới thiệu Protect, một công cụ nhận dạng hình ảnh tự động thông báo cho người dùng về việc vi phạm bản quyền trên các thị trường NFT.

Một công cụ khác có tên SnifflesNFT cũng sử dụng tính năng nhận dạng hình ảnh, tự động đưa ra yêu cầu gỡ xuống thay mặt cho các nghệ sĩ, trong khi Rarible đã thực hiện các bước để giải quyết vấn đề bằng cách triển khai hệ thống xác minh do con người kiểm duyệt, cho phép người bán và người sáng tạo liên kết với các tài khoản mạng xã hội với hy vọng ngăn chặn NFT từ những người bán chưa được xác minh xuất hiện trong thanh tìm kiếm.

Theo The Art Newspaper
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).