Cái giá tàn khốc mà phụ nữ và trẻ em gái Trung Phi phải trả cho chiến tranh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cách sân bay ở Bambari không xa là Trại Hàng không (Aviation Camp) dành cho những người di cư nội địa, nơi có những ngôi nhà rơm dột nát, chỗ cư trú của những người đã chạy trốn khỏi cuộc xung đột tại tỉnh Ouaka. 
Nema*, mười bốn tuổi, mang thai sau khi bị cưỡng hiếp trong một trại dành cho người di cư nội địa ở Bambari, tỉnh Ouaka. Bạo lực tình dục là điều rất phổ biến ở một quốc gia có xung đột. (Ảnh: UNFPA Cộng hòa Trung Phi/Rachel Opota)
Nema*, mười bốn tuổi, mang thai sau khi bị cưỡng hiếp trong một trại dành cho người di cư nội địa ở Bambari, tỉnh Ouaka. Bạo lực tình dục là điều rất phổ biến ở một quốc gia có xung đột. (Ảnh: UNFPA Cộng hòa Trung Phi/Rachel Opota)

Theo Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc, có hơn 14.000 người phải di tản tới các Trại hàng không và PK8 ở Bambari, đa số là phụ nữ và trẻ em gái. Bên cạnh việc phải đối mặt với những rào cản nghiêm trọng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thực phẩm, họ còn phải đối mặt với bạo lực tình dục, vấn nạn phổ biến tại những nước có chiến tranh.

Sống trong sợ hãi

Một phụ nữ ở Trại PK8 kể đã gặp một người đàn ông chui ra từ bụi rậm, tay cầm dao đòi quan hệ tình dục. “Tôi bỏ chạy nhưng hắn đuổi kịp và dùng dao rựa đánh vào mặt. Hắn cố cởi quần áo tôi, nhưng tôi đã vùng vẫy và la hét bằng tất cả sức lực của mình. Hắn đánh tiếp vào đùi, còn tôi vẫn liên tục la hét và chống cự. Cuối cùng, hắn rời đi khi mọi người xung quanh chú ý và đến cứu. Tôi thật may mắn, nhưng những người phụ nữ khác từng gặp gã đàn ông này thì không. Tôi hiện vẫn đang sống trong sợ hãi ”.

Cái giá tàn khốc mà phụ nữ và trẻ em gái Trung Phi phải trả cho chiến tranh ảnh 1

Một người phụ nữ 50 tuổi đã nỗ lực chống lại được kẻ tấn công mình, nhưng những phụ nữ khác trong trại không may mắn như vậy. (Ảnh: UNFPA Cộng hòa Trung Phi/Rachel Opota)

Vào năm 2020, Hệ thống Quản lý thông tin về Bạo lực trên cơ sở giới - một hệ thống giám sát được duy trì bởi các đối tác nhân đạo bao gồm Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA - đã ghi nhận 9.216 trường hợp bạo lực trên cơ sở giới tại quốc gia này, trong đó 24% (tương đương 2.281) là bạo lực tình dục. Hơn một phần ba trong số đó là do các thành viên của các nhóm vũ trang thực hiện, phần còn lại do dân thường gây ra. Từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2021, một đối tác của UNFPA đã ghi nhận 619 trường hợp bạo lực trên cơ sở giới, trong số đó 195 trường hợp là bạo lực tình dục, 136 trường hợp được thực hiện với trẻ vị thành niên.

Một số nạn nhân sống sót biết kẻ tấn công mình. Simone* là một bé gái 12 tuổi ở Trại PK8 đã bị chính chú ruột của mình hãm hiếp vào tháng sáu. Chú của Simone giờ phải thi hành án trong tù. Nema*, 14 tuổi, cũng ở trại PK8, đã từ chối yêu cầu kết hôn của một người đàn ông 56 tuổi, thế rồi “Một buổi tối, khi từ đồng về, ông ta đã đợi sẵn trên đường và cưỡng hiếp cháu. Cháu không dám kể với ai. Bố cháu phát hiện ra sau khi chở cháu đến bệnh viện vì đau bụng. Lúc đó cháu đã có thai một tháng. Bố cháu đã kiện và ông ta hiện đang ở trong tù. ”

Trong khi thủ phạm hãm hại Simone và Nema đã bị trừng phạt, vẫn nhiều kẻ thủ ác đang tự do đi lại vì Trung Phi thiếu các công tố viên và tòa án để xử lý khối lượng lớn các vụ án. Một người cha có con gái 10 tuổi bị một người đàn ông 40 tuổi cưỡng hiếp đã nộp đơn khiếu nại, thế nhưng kẻ hành hung đã hối lộ các quan chức để được thả tự do. Một số người thân của những nạn nhân thậm chí thực hiện hành vi “hiếp dâm trả thù”. Các trường hợp khác được giải quyết hoà giải giữa thủ phạm và gia đình của nạn nhân, đặc biệt là khi nạn nhân còn trinh và gia đình rất nghèo, với khoản bồi thường khoảng 200 đô la được gọi là "chi phí máu".

Tạo điều kiện hỗ trợ nạn nhân

Năm ngoái, phối hợp với các đối tác, UNFPA đã phân phối hơn 9.000 bộ dụng cụ vệ sinh, trong đó có các dụng cụ vệ sinh thiết yếu bao gồm băng kinh nguyệt và 52 bộ dụng cụ sau hiếp dâm (bộ dụng cụ chuyên dụng lưu trữ chứng cứ hiếp dâm) trên toàn quốc, giúp hỗ trợ 2.600 trường hợp hiếp dâm.

Để đối phó với làn sóng bạo lực tình dục không ngừng gia tăng, UNFPA và Tổ chức Sáng kiến ​​Phát triển Châu Phi (AID) đã thành lập một trung tâm trợ giúp tại Bệnh viện Quận Bambari - một trong 12 không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái trên khắp Ouaka và bốn tỉnh khác - và đã triển khai một phòng khám di động vào tháng 5, nơi phân phát bộ dụng cụ nhân phẩm cho những phụ nữ dễ bị tổn thương trong các trại và xử lý các vụ bạo lực trên cơ sở giới. Ngoài việc xác định và điều trị cho những người sống sót, phòng khám di động còn tiến hành các buổi cảm hóa với hy vọng rằng giáo dục rộng rãi hơn sẽ giúp cộng đồng hỗ trợ những người sống sót, không khiến họ bị kỳ thị, xấu hổ hoặc phân biệt đối xử.

*Tên của nhân vật đã được thay đổi.

Theo UNFPA
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.