Châu Âu lo ngại các tác động của thời tiết cực đoan đối với sức khỏe

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nước nêu rõ nếu không triển khai các biện pháp ứng phó chủ động thì việc một số bệnh truyền nhiễm phổ biến tại các khu vực khác và có thể phòng ngừa, sẽ sớm "phủ sóng" toàn châu Âu.
Châu Âu lo ngại các tác động của thời tiết cực đoan đối với sức khỏe

Liên minh châu Âu (EU) cần hành động quyết liệt hơn để ứng phó với những tác động mà biến đổi khí hậu gây ra đối với sức khỏe con người, cùng nguy cơ Trái Đất ấm lên có thể làm lây lan các bệnh do vector truyền bệnh - gây ra bởi những tác nhân gây bệnh và ký sinh trùng trong quần thể con người.

Đây là khuyến nghị của 20 trong tổng số 27 nước thành viên EU, trong đó có Croatia, Đức, Hy Lạp, Malta và Hà Lan, đưa ra.

Trong báo cáo chung, các nước trên đã hối thúc EU tăng cường giám sát các mối đe dọa mà thời tiết cực đoan gây ra đối với sức khỏe người dân và hệ thống chăm sóc sức khỏe, để các nước có thể chuẩn bị đối phó.

Theo các nước, EU cần vạch ra các kế hoạch đối phó với các bệnh lây nhiễm từ động vật và các bệnh do vật trung gian truyền bệnh nhạy cảm với khí hậu, đồng thời tăng cường hệ thống cảnh báo và ứng phó sớm nếu phát hiện các vector truyền bệnh.

Các nước nêu rõ nếu không triển khai các biện pháp ứng phó chủ động, thì việc một số bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được và phổ biến hơn tại các khu vực khác, sẽ "phủ sóng" toàn châu Âu chỉ là vấn đề thời gian.

EU đang phải hứng chịu những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe người dân.

Ước tính, khoảng 61.000 người đã tử vong trong các đợt nắng nóng gay gắt hồi mùa Hè năm ngoái. Điều này cho thấy các nước EU đã thất bại trong việc ứng phó với các kiểu thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.

Biến đổi khí hậu đang làm tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm lây lan sang các khu vực mới, bao gồm cả ở châu Âu, khi nắng nóng mùa Hè gay gắt và kéo dài hơn và lũ lụt diễn ra thường xuyên hơn, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm lan rộng.

Chẳng hạn như muỗi hổ đã xuất hiện tại 337 khu vực ở châu Âu, nhiều hơn gấp đôi so với thập kỷ trước đó.

Dự kiến các Bộ trưởng Y tế EU sẽ thảo luận văn bản này trong cuộc họp vào tuần tới. EU hiện đang soạn thảo bản đánh giá đầu tiên về những rủi ro khí hậu và sẽ công bố văn bản này vào đầu năm 2024.

Bản đánh giá này được kỳ vọng là cơ sở cho các chính sách trong tương lai của EU nhằm đối phó với các mối đe dọa do biến đổi khí hậu gây ra, trong đó có sóng nhiệt và cháy rừng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.