Cháy rừng khiến châu Âu trở thành 'hỏa ngục' của thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các đám cháy rừng đang lan rộng trên khắp khu vực Nam Âu buộc hàng nghìn người phải sơ tán hôm thứ Tư, trong khi nước Anh cũng vừa ghi nhận ngày nóng nhất trong lịch sử. Tình trạng nắng nóng bất thường đang biến châu Âu thành một "hỏa ngục".
Cháy rừng gần thủ đô Athens của Hy Lạp. Ảnh: Reuters
Cháy rừng gần thủ đô Athens của Hy Lạp. Ảnh: Reuters

Hàng trăm người đã bỏ chạy ở miền trung nước Ý khi các thùng xăng phát nổ trong một đám cháy rừng gần thị trấn Lucca miền Trung nước này, tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại Hy Lạp khi cháy rừng kết hợp gió giật đang hoành hành ở vùng núi phía bắc thủ đô Athens.

Một đợt nắng nóng tàn khốc với đỉnh cao trên 40 độ C đã xảy ra ở miền Nam châu Âu vào tuần trước. Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ toàn cầu đang tăng mạnh do tác động của quá trình biến đổi khí hậu. Dự báo đợt nắng nóng này sẽ còn ảnh hưởng tới phần lớn lãnh thổ Trung Quốc vào cuối tháng 8.

Trong khi mức nhiệt kỷ lục vào tuần trước xung quanh các khu vực của Địa Trung Hải đã giảm bớt, nhiệt độ đã bắt đầu tăng trở lại ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý.

Cháy rừng khiến châu Âu trở thành 'hỏa ngục' của thế giới ảnh 1

Một người lính cứu hỏa cố gắng dập tắt một đám cháy ở Pallini, gần Athens, Hy Lạp. Ảnh: Reuters

Tại Bồ Đào Nha, các nhà chức trách cho biết nhiệt độ tăng kèm gió mạnh sẽ khiến việc dập tắt các trận cháy rừng tập trung vào thành phố Murça trở nên khó khăn hơn. Hỏa hoạn đã thiêu rụi 10.000-12.000 ha rừng kể từ cuối tuần trước, đã có 800 lính cứu hỏa và 6 máy bay được điều động để dập lửa.

Còn ở Tây Ban Nha, có tới 5 khu vực xuất hiện cháy rừng, trong khi nhiệt độ được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng.

Cháy rừng cũng khiến một phần phía đông bắc thành phố Trieste của nước Ý rơi vào tình trạng mất điện và nước, trong khi 14 khu vực đô thị bao gồm Rome, Milan và Florence đã được đặt trong tình trạng báo động về sóng nhiệt hôm thứ Năm tuần trước. Trong tuần này, nhiệt độ trên khắp miền Bắc và miền Trung nước Ý sẽ đạt mức 40 độ C.

40 độ C cũng là kỷ lục nắng nóng mà nước Anh ghi nhận hôm thứ Ba, phá vỡ mức cao kỷ lục 38,4 độ C. Được biết ít nhất 13 người đã thiệt mạng khi đi bơi để giải nhiệt.

Ông Stephen Belcher - Giám đốc Khoa học và Công nghệ của Sở Thời tiết Vương quốc Anh, cho biết trừ khi lượng khí thải được cắt giảm, còn không nước Anh có thể hứng chịu những đợt nắng nóng tương tự cứ 3 năm một lần.

Bộ trưởng Tài chính Simon Clarke cho biết mức nhiệt kỷ lục hôm thứ Ba là "một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu."

Cháy rừng khiến châu Âu trở thành 'hỏa ngục' của thế giới ảnh 2

Khói trắng do cháy rừng bốc lên ở làng Wennington, phía đông London. Ảnh: The Guardian

Các kỹ sư Anh đang chạy đua với thời gian để sửa chữa các đường ray xe lửa bị biến dạng vì nắng nóng, sau khi các nhân viên cứu hỏa làm việc suốt ngày đêm để dập tắt các đám cháy rừng. Hôm thứ Ba, các nhân viên cứu hỏa ở thủ đô London đã phải trải qua ngày bận rộn nhất của họ kể từ Thế chiến thứ hai.

Ở Nam Âu, những đám cháy rừng lớn hơn nhiều vẫn tiếp tục hoành hành.

Một vụ hỏa hoạn khác xảy ra gần biên giới giữa Croatia và Slovenia đã buộc công ty đóng tàu Fincantieri (FCT.MI) phải đóng cửa nhà máy ở thành phố cảng Monfalcone, nơi có 3.000 lao động.

Ở Hy Lạp, khói dày đặc đã làm mù bầu trời trên núi Penteli, cách Athens 27 km về phía bắc, nơi gần 500 lính cứu hỏa, 120 xe chữa cháy và 15 máy bay chở nước đã khống chế không cho ngọn lửa lan rộng.

Các nhà chức trách cho biết họ đã sơ tán 9 khu dân cư và 1 bệnh viện, còn cảnh sát đã giúp ít nhất 600 cư dân thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Còn tại Pháp, kể từ ngày 12/7 các nhân viên cứu hỏa ở vùng Tây Nam Gironde đã nỗ lực ngăn chặn những đám cháy rừng lớn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Marc Fesneau cho biết cần phải đầu tư thêm tiền để giải quyết những mối đe dọa tương tự.

Ở Bồ Đào Nha, khi đám cháy rừng bùng phát gần thành phố Murça, ông Manuel Lopes - một người nông dân trồng cây ô liu, lo sợ cho tương lai của mình.

"Con cháu của chúng tôi sẽ còn phải chịu khổ, nếu biến đổi khí hậu không dừng lại," ông Lopes nói.

Theo Reuters
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.