Các bác sĩ ở bệnh viện Mayo, Arizona đã phân tích dữ liệu liên bang về ăn kiêng từ tháng 1/2005 tới 4/2016.
Họ phát hiện thấy rằng chúng ta giảm nhiều hơn 4kg khi thực hiện chế độ ăn ít tinh bột so với chế độ ăn ít béo trong vòng nửa năm. Tuy nhiên, sau 6 tháng, những tác dụng này bắt đầu chững lại và hầu như không thể phân biệt với những chế độ ăn khác.
Tác giả nghiên cứu chính, TS.BS Heather Fields ở bệnh viện Mayo cho biết: “Kết luận rút ra từ nghiên cứu là tuân thủ chế độ ăn ít tinh bột trong thời gian ngắn là an toàn và có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, kết quả giảm cân là nhỏ và còn nghi ngờ về ý nghĩa lâm sàng so với chế độ ăn ít béo. Chúng tôi khuyến khích bệnh nhân ăn thực phẩm tự nhiên và tránh thực phẩm chế biến đặc biệt là các loại thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội, giăm bông khi thực hiện bất cứ chế độ ăn đặc biệt nào”.
Trong khi phân tích dữ liệu, TS Fields phát hiện thấy những chế độ ăn hạn chế chất tinh bột - đường thường dẫn tới sử dụng thịt nhiều hơn.
Trong nhiều trường hợp, sự gia tăng protein từ thịt liên quan tới tỷ lệ tử vong tồi tệ hơn và nguy cơ ung thư gia tăng bằng cách tăng huyết áp, glucose và cholesterol.
Tuy nhiên, những tác động này không rõ rệt ở những người chỉ thực hiện chế độ ăn nhiều thịt, không tinh bột chỉ trong 6 tháng.
Fields cho biết, kết quả nghiên cứu không tìm thấy vấn đề về độ an toàn trong y văn hiện tại, những bệnh nhân đang xem xét việc thực hiện chế độ ăn ít tinh bột nên được cho biết là có rất ít dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả lâu dài.
Fields cũng lưu ý rằng những hạn chế trong nghiên cứu trước đây khiến việc đưa ra kết luận rộng rãi gặp khó khăn. Các nghiên cứu không nhằm vào loại giảm cân (cơ, nước hoặc mỡ) và phần lớn các nghiên cứu dựa trên dữ liệu tự báo cáo về chế độ ăn của người tham gia.
Theo Dân Trí