Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu 6 nhóm hàng Trung Quốc

(Ngày Nay) -Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hết tháng 11, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam, riêng 6 nhóm hàng chủ đạo giá trị đã lên tới 31,08 tỷ USD.
Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu 6 nhóm hàng Trung Quốc

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, trong 11 tháng của năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 159,94 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 156,96 tỷ USD.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu của Việt Nam đạt 99,86 tỷ USD, chiếm 63,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

Nhóng hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có giá trị nhập khẩu nhiều nhất với hơn 25,33 tỷ USD; xếp thứ 2 là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 25,24 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 9,56 tỷ USD…

Ở nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong 11 tháng đầu năm cả nước nhập khẩu 25,33 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ.

Hàn Quốc được ghi nhận là đối tác lớn nhất cung cấp cho Việt Nam với giá trị đạt 7,94 tỷ USD, tăng 26,3%; tiếp theo là Trung Quốc với 5,36 tỷ USD, tăng 12,1%.

Nhóm hàng xếp thứ 2 là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng ghi nhận 11 tháng đầu năm giá trị nhập khẩu đạt 25,24 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với giá trị hàng hoá đạt 8,27 tỷ USD, tăng 1,5%; tiếp theo là Hàn Quốc với 5,12 tỷ USD, tăng 9,5%...

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu 6 nhóm hàng Trung Quốc ảnh 1Giá trị nhập khẩu một số nhóm hàng của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc sau 11 tháng đầu năm. Đơn vị: tỷ USD. 

Trong số 9,56 tỷ USD giá trị tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong 11 tháng đầu năm, thì có tới 5,51 tỷ USD là giá trị nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, tuy giảm 14,6% so với cùng kỳ nhưng vẫn là thị trường cung cấp nhiều nhất. Đứng thứ 2 là Hàn Quốc với giá trị cung cấp đạt gần 3,32 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ.

Đối với nhóm ngành nguyên phụ liệu bao gồm vải các loại, dệt may… tổng kim ngạch nhập khẩu 11 tháng đầu năm đạt gần 16,17 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp nhóm nguyên phụ liệu chủ yếu với giá trị hơn 7,3 tỷ USD, tăng 4,5%, tổng cộng Trung Quốc chiếm 42,5% cơ cấu thị trường nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam.

Ngoài ra, 11 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 16,9 triệu tấn sắt thép, với giá trị nhập khẩu là 7,25 tỷ USD và 10,6 triệu tấn xăng dầu với giá trị 4,3 tỷ USD.

Trong hai nhóm hàng này, Trung Quốc là thị trường cung cấp sắp thép số một cho nước ta với 9,9 triệu tấn trong 11 tháng, tương đương 4,25 tỷ USD. Cùng với 968 nghìn tấn xăng dầu với giá trị khoảng 390 triệu USD.

Như vậy trong 11 tháng của năm 2016, chỉ tính riêng 6 nhóm hàng chủ đạo Việt Nam đã chi tới 31,08 tỷ USD để nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc.

Theo Zing
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.