Chiến lược chống COVID-19 của Thụy Điển thành công hay thất bại?

[Ngày Nay] - Hồi tháng Hai, một tháng sau khi dịch COVID-19 khởi phát ở Trung Quốc, trên khắp châu Âu mới chỉ có 45 trường hợp dương tính. Chính phủ Thụy Điển tin rằng dịch bệnh này không đáng ngại.
Chiến lược chống COVID-19 của Thụy Điển thành công hay thất bại? ảnh 1

Ông Anders Tegnell, kiến trúc sư của chiến lược chống COVID-19 ở Thụy Điển.

Ông Johan Carlsson, Tổng giám đốc Cơ quan Sức khỏe Cộng đồng Thụy Điển, khi đó phát biểu trước báo giới: “Chúng tôi rất tự tin vào việc có thể khống chế dịch bệnh này. Chúng ta sẽ có thêm vài ca nhiễm mới, nhưng dịch sẽ không bùng phát”.

Hai tháng sau đó - khi con số tử vong do COVID-19 ở Italia lên tới 1000 trường hợp mỗi ngày - ông Anders Tegnell, kiến trúc sư của chiến lược chống COVID-19 ở Thụy Điển, phát biểu ý kiến rằng, “đóng cửa biên giới, theo tôi, là một quyết định kỳ quặc”.

Mỗi sáng khi thức dậy, cảm giác tội lỗi trong lòng chúng ta nặng trĩu đến độ chúng ta chỉ có hai sự lựa chọn: hoặc chối bỏ nó, hoặc thừa nhận là mình đã sai lầm”. Bác sĩ Jon TallingerBác sĩ Jon Tallinger

Chiến lược chống COVID-19 của Thụy Điển tập trung vào những mục tiêu lâu dài và một niềm tin rằng, không quốc gia nào có thể phong tỏa toàn phần vô thời hạn. Giới chức Thụy Điển không đặt ra những biện pháp cách ly phong tỏa quyết liệt như những nơi khác và trông đợi đến thời điểm khi nước này đạt được “miễn dịch cộng đồng”, tốc độ lây lan dịch bệnh sẽ chậm lại.

Tuy nhiên, thực tế chứng minh họ đã nhận định sai lầm. Trong những tuần tiếp theo đó, số ca tử vong do COVID-19 tăng lên nhanh chóng. Tỉ lệ tử vong của Thụy Điển cũng nhanh chóng thăng hạng lọt nhóm hàng đầu thế giới, gần như ngang bằng với Italia.

Chiến lược chống COVID-19 của Thụy Điển thành công hay thất bại? ảnh 2

Người dân Thụy Điển vẫn vô tư tụ tập dù dịch COVID-19 đang đe dọa. Ảnh chụp tháng 4/2020.

Và giờ đây, một dấu hỏi lớn về chiến lược chống COVID-19 của chính phủ nước này được đặt ra, khi các quốc gia láng giềng châu Âu bắt đầu mở cửa trở lại và trở về trạng thái không khác mấy so với Thụy Điển. Chỉ khác là họ không phải chịu thiệt hại về nhân mạng nhiều như Thụy Điển.

Những người láng giềng châu Âu mở cửa trở lại với nhau. Nhưng nhiều quốc gia giờ đây coi Thụy Điển như một ổ dịch. Họ áp dụng với công dân Thụy Điển những quy định hạn chế nhập cảnh và cách ly nghiêm ngặt hơn.

Trước dư luận, chính phủ Thụy Điển vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược chống COVID-19 của mình và cho rằng các quốc gia khác sẽ phải trả giá đắt cho quyết định phong tỏa. Tuy nhiên, niềm tin này trong rất nhiều người dân đã lung lay.

Niềm tin lung lay

Đông đảo người dân Thụy Điển ban đầu ủng hộ chiến lược chống COVID-19 của chính phủ. Nhưng sự ủng hộ này đã mai một. Thăm dò dư luận cho thấy trong tháng Sáu vừa qua, chỉ có 45% người dân còn tin tưởng vào chiến lược này so với 56% hồi tháng Tư. Nhiều người lên tiếng chỉ trích rằng Thụy Điển đã chủ quan về nguy cơ đến từ COVID-19, và đã đánh cược mạng sống người dân bằng cách không nhìn nhận nghiêm túc các bằng chứng có được về loại virus này như các quốc gia khác.

Người ngoài nhìn vào có cảm giác rằng Thụy Điển đang đi đúng hướng khi mặc dù không áp dụng các biện pháp cách ly xã hội nhưng vẫn không bị quá tải bệnh viện. Nhưng nguyên nhân sâu xa thì vì đâu mà bệnh viện không quá tải? Chính là vì những người trên 80 tuổi đã không được nhập viện”.Bác sĩ Jon Tallinger

Chính phủ Thụy Điển khẳng định họ đã hành động dựa trên khoa học và đưa ra chính sách dựa trên những gì con người đã biết về COVID-19.

Nhưng các chuyên gia đã chỉ ra rằng trên thực tế, Thụy Điển đã lạc quan trông đợi miễn dịch cộng đồng, mặc dù không có minh chứng cụ thể về khả năng đạt được trạng thái này. Và giờ đây, thực tế cũng đã chính minh miễn dịch cộng đồng với COVID-19 là điều khó có thể đạt được.

Giáo sư Jan Albert, chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm tại Học viện Karolinska cho rằng, trong khi còn quá sớm để phán xét chiến lược chống COVID-19 của Thụy Điển, “nước này đáng lẽ đã có thể hành động sớm hơn để đương đầu với dịch bệnh khi có những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên”.

Chiến lược chống COVID-19 của Thụy Điển thành công hay thất bại? ảnh 3

Không ai đeo khẩu trang.

Không phải chuyên gia này cũng có cái nhìn độ lượng như vậy. Chuyên gia nội tiết Olle Kampe thuộc Học viện Karolinska khẳng định: “Thụy Điển đã hy sinh người già và người bệnh”.

“Cảnh tượng kinh hoàng”

Bà Annika Linde, người tiền nhiệm của ông Tegnell trong vai trò người đứng đầu cơ quan dịch tễ Thụy Điển, cho biết rằng ban đầu bà cũng ủng hộ chiến lược chống COVID-19 của nước này. Nhưng đến cuối tháng Năm, bà thay đổi quan điểm.

“Từ đầu Thụy Điển đã khẳng định rằng chúng ta sẽ bảo vệ những người già. Nhưng làm sao họ có thể khẳng định điều này trong khi trên thực tế lại không áp dụng biện pháp nào?”. Bác sĩ Jon Tallinger, một người đã đánh động dư luận về những bất cập trong việc Thụy Điển chăm lo cho người già trong dịch COVID-19, nhận xét rằng vào thời điểm tháng Năm vừa qua, đất nước này “giống như trong phim kinh dị”.

“Mỗi sáng khi thức dậy, cảm giác tội lỗi trong lòng chúng ta nặng trĩu đến độ chúng ta chỉ có hai sự lựa chọn: hoặc chối bỏ nó, hoặc thừa nhận là mình đã sai lầm”.

Kể từ đó đến nay, tỉ lệ ca nhiễm mới và ca tử vong do COVID-19 ở Thụy Điển đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đây không phải là chỉ dấu cho thấy chiến lược chống dịch của nước này đã thành công. Trên thực tế, số người chết quá lớn, miễn dịch cộng đồng chưa đạt được, và Thụy Điển giờ đây cũng đang cảnh báo về nguy cơ làn sóng COVID-19 thứ hai giống như những quốc gia khác.

“Tỉ lệ tử vong đã giảm, nhưng điều đó không thay đổi thực tế là chiến lược của chúng ta đã thất bại, và chúng ta sẽ chẳng thể biết bao giờ số người chết sẽ tăng trở lại”, bác sĩ Tallinger nói.

Kinh tế sa sút

Chiến lược chống COVID-19 của Thụy Điển đi theo đường hướng đặt kinh tế lên ưu tiên hàng đầu. Tại châu Âu, nền kinh tế Thụy Điển có vẻ như ít bị ảnh hưởng tiêu cực nhất.

Chiến lược chống COVID-19 của Thụy Điển thành công hay thất bại? ảnh 4

Tuy nhiên, không thể nói nền kinh tế nước này đã tránh được hậu của của dịch bệnh: du lịch và giao thương quốc tế giảm đáng kể, các biện pháp giãn cách xã hội dù rất hạn chế vẫn ảnh hưởng nhất định tới sức tiêu thụ của người dân.

Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Thụy Điển ước tính rằng tổng sản phẩm quốc nội GDP của Thụy Điển sẽ giảm 5,4% trong năm nay. Tỉ lệ thất nghiệp sẽ ở mức 9,6% cho tới hết năm 2021.

Ông Stefan Westerberg, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Phòng Thương mại Stockholm cho rằng “Thụy Điển nói chung và Stockholm nói riêng đang suy thoái sâu”, và nhiều thiệt hại vẫn đang ở trước mắt. “Thụy Điển có thể sẽ bị ảnh hưởng một cách nặng nề khi nhiều quốc gia trở nên cảnh giác hơn trước những nguy cơ đến từ việc mở cửa trở lại với Thụy Điển”.

Tỉ lệ tử vong ở người cao tuổi ở mức cao

Thụy Điển hiện tại đang đánh giá lại khả năng sẵn sàng ứng phó khủng hoảng của mình. Thủ tướng Stefan Löfven đã yêu cầu mở cuộc điều tra về quyết định không phong tỏa xã hội của nước này. Kiến trúc sư trưởng chiến lược ứng phó COVID-19 Tegnell bày tỏ sự bàng hoàng trước số nạn nhân tử vong vì dịch bệnh này. Tuy nhiên, ông lập luận rằng nguyên nhân chính không phải do đất nước này không áp dụng biện pháp phong tỏa, bởi một tỉ lệ lớn các nạn nhân đã qua đời trong nhà dưỡng lão.

Ông Tegnell cho rằng, một lệnh phong tỏa xã hội dù có được áp dụng cũng không có ý nghĩa trong việc bảo vệ những nạn nhân này, do lệnh cấm thăm nom vốn dĩ cũng đã được áp dụng trong nhà dưỡng lão.

Nếu lập luận này có sức thuyết phục, thì tỉ lệ tử vong cao ở Thụy Điển dường như không liên quan đến việc áp dụng hay không biện pháp phong tỏa xã hội chống COVID-19 ở đất nước này.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát nhận định rằng bản thân chiến lược chống COVID-19 của nước này cũng đã không chú tâm vào việc bảo vệ người cao tuổi. Nhiều nhà dưỡng lão không có đủ thiết bị bảo vệ cá nhân và không thể cung cấp dưỡng khí oxy cho nhiều bệnh nhân cần tới nó. Các bác sĩ được khuyến nghị ưu tiên bệnh nhân theo tiêu chí độ tuổi. Một bộ hướng dẫn được ban hành ở Stockholm thậm chí còn khuyến nghị không áp dụng hồi sức tích cực với bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên.

Một số chuyên gia không đồng tình với lập luận của ông Tegnell. Họ cho rằng phong tỏa xã hội vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn không cho COVID-19 đe dọa đến đối tượng người già và người dễ bị tổn thương do nó làm chậm đi tốc độ lây lan dịch bệnh tới những người tiếp xúc trực tiếp với họ.

“Vì sao các bệnh viện chưa quá tải?”

Bác sĩ Tallinger nhận định hệ thống y tế Thụy Điển chưa bị thất thủ trước đại dịch COVID-19 do đã “hy sinh những người già trên 80 tuổi”.

“Người ngoài nhìn vào có cảm giác rằng Thụy Điển đang đi đúng hướng khi mặc dù không áp dụng các biện pháp cách ly xã hội nhưng vẫn không bị quá tải bệnh viện. Nhưng nguyên nhân sâu xa thì vì đâu mà bệnh viện không quá tải? Chính là vì những người trên 80 tuổi đã không được nhập viện”, bác sĩ Tallinger cho biết.

Một bác sĩ giấu tên công tác tại một bệnh viện lớn Gothenburg cho biết cách người già được đối xử trong đại dịch này là một “vùng cấm không được nhắc đến” và là “một chủ đề rất nhạy cảm mà mọi người đều ngại không muốn đưa ra ý kiến”.

Hiện tại, Thụy Điển đang nỗ lực cứu vãn tình hình bằng cách bơm tài chính nhiều hơn cho các nhà dưỡng lão, thắt chặt quy tắc vệ sinh và giãn cách trong nhà hàng, và áp dụng trở lại một số quy tắc cách ly xã hội.

Theo đuổi chiến lược lâu dài

Chính giới và giới chức y tế Thụy Điển cho rằng còn quá sớm để khẳng định chiến lược chống COVID-19 của nước này là thành công hay thất bại. Câu trả lời chỉ có thể có được sau khi đại dịch kết thúc, và các quốc gia có con số thống kê cuối cùng về số người tử vong trực tiếp và gián tiếp do COVID-19. Tuy nhiên, cách làm của Thụy Điển cũng vẫn sẽ là chủ đề được đưa ra mổ xẻ trong một thời gian dài tới đây.

Hiện tại, các con số thực tế đang không đứng về phía những nhà hoạch định chính sách y tế nước này. Cùng điều kiện kinh tế, dân số, khí hậu, Thụy Điển có tỉ lệ người tử vong do COVID-19 cao gấp 5 lần nước láng giềng Đan Mạch, cao gấp 11 lần người láng giềng Nauy, và hơn 9 lần người láng giềng Phần Lan. Đây đều là những nước đã áp dụng các quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn. Các con số này thống nhất với các nghiên cứu đã được tiến hành về tác động tích cực của biện pháp phong tỏa. Trong một nghiên cứu, biện pháp phong tỏa được cho là đã cứu mạng tới 3 triệu người châu Âu.

Tuy nhiên, việc có hay không những hậu quả y tế tiêu cực phát sinh từ biện pháp phong tỏa xã hội như chính phủ Thụy Điển lập luận vẫn là điều cần được thời gian trả lời. Nhưng bài học rút ra được tại thời điểm này là việc bảo vệ đối tượng người dễ bị tổn thương do dịch bệnh này đáng lẽ được thực hiện quyết liệt hơn.

“Nếu bạn không xích con quái vật lại, nhiều người đã phải chết. Chúng ta đã thử nghiệm. Chúng ta đã nhìn thấy kết quả. Chúng ta cần phải nhận thấy bài học cho mình”, bác sĩ Tallinger nói.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.