Chiến lược tái tranh cử ‘thầm lặng’ của ông Biden

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngay sau khi ông Biden tái khởi động chiến dịch tranh cử cho nhiệm kỳ thứ 2, có một điều các nhà quan sát chỉ rằng dường như ứng cử viên này chưa thực sự dành nhiều thời gian tiếp xúc với cử tri.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: NBC.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: NBC.

Một số quan chức Đảng Dân chủ bày tỏ lo ngại về tuổi tác của Tổng thống Joe Biden sau khi ông chính thức tuyên bố tái tranh cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024. Tuy nhiên, họ không lo lắng về việc tuổi tác sẽ ảnh hưởng đến khả năng đảm đương công việc trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, mà quan ngại rằng liệu nó có trở thành nhân tố ngáng trở, ngăn ông đắc cử nhiệm kỳ hai hay không.

Nếu số lượng cử tri không ủng hộ một tổng thống sẽ bước sang tuổi 86 khi còn tại nhiệm và lo ngại về tuổi tác cũng như sức khoẻ của ông ấy, đảng Cộng hòa có thể sẽ giành được nhiều lợi thế hơn trong cuộc bầu cử vào năm 2024. Điều này đồng nghĩa với việc rằng ông Donald Trump có thể sẽ trở lại Nhà Trắng.

Ở tuổi 80, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden được cho là hay có những biểu hiện “bất ổn” trong một số lần xuất hiện trước công chúng, khi thỉnh thoảng sử dụng sai từ hoặc nhớ nhầm tên gọi. Thế nhưng, tình trạng “lão hóa” dường như đang làm trầm trọng thêm những vấn đề này của ông Biden.

Trong chiến dịch tranh cử tới đây, bất cứ một sai lầm trong lời nói cũng có thể khiến các cử tri dao động, họ sẽ tự hỏi rằng liệu ông Biden có sẵn sàng cho nhiệm kỳ thứ hai hay không. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân vì sao trong các cuộc thăm dò, có đến 3/4 cử tri Đảng Dân chủ ủng hộ Tổng thống Joe Biden, nhưng chỉ một nửa trong số này muốn ông ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.

Trước những lo ngại ấy, ông Joe Biden hoàn toàn có thể “trấn an” cử tri bằng một cách “vô cùng đơn giản”: dành nhiều thời gian gặp gỡ, tiếp xúc và phát biểu trước công chúng nhiều hơn, qua đó thể hiện sự mạnh mẽ của mình. Thế nhưng, thay vì áp dụng giải pháp này, ông và đội ngũ của mình đã chọn cách tiếp cận ngược lại.

Chiến lược tái tranh cử ‘thầm lặng’ của ông Biden ảnh 1

Ông Joe Biden trong một lần phát biểu trước cử tri trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Ảnh: Politico.

Theo số liệu thống kê từ dự án American Presidency, mỗi năm, ông Biden chủ trì ít cuộc họp báo hơn nhiều so với 4 vị tổng thống tiền nhiệm, chỉ 21 cuộc họp báo trong 2 năm đầu nhiệm kỳ. Ngoài ra, ông cũng rất ít khi trả lời phỏng vấn báo chí trong hai năm đầu tại nhiệm, với tổng cộng 54 lần thấp hơn gần 4 lần so với con số 202 của cựuc Tổng thống Donald Trump.

“Đội ngũ của ông Biden dường như coi những truyền thống qua kênh báo chí là lỗi thời và không quan trọng. Họ cho rằng các kênh thông tin truyền thống không còn duy trì được tầm ảnh hưởng, sức lan toả vốn có và nghĩ rằng có nhiều cách khác tốt hơn để ông ấy có thể thể hiện bản thân”, Michael Shear, phóng viên Nhà Trắng của The Times, cho biết. “Thế nhưng dù vậy, ông Biden cũng không lựa chọn các hình thức truyền thông khác để tương tác với công chúng”.

Tổng thống Joe Biden và đội ngũ trợ lý của ông dường như cho rằng chiến lược “thầm lặng”, hạn chế xuất hiện trước công chúng sẽ giúp giảm thiểu “những rủi ro không đáng có”. Thay vào đó, ông ấy chọn chứng minh khả năng của mình bằng hành động, bằng cách làm việc khi nhiều dự luật chính quyền ông Biden trình lên Quốc hội Mỹ đều được lưỡng đảng ủng hộ và thông qua.

Một số chuyên gia nhận định rằng xét trên một số phương diện nhất định, dù chưa kết thúc 4 năm, nhưng ông Biden đã có một nhiệm kỳ tổng thống thành công. Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, Đảng Dân chủ dưới thời ông Biden thậm chí còn giành được kết quả tốt hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên của cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama. Có thể thấy, ông Biden dường như không giống với những nhà lãnh đạo khác của Đảng Dân chủ, ông ấy hiểu người dân thực sự muốn gì và cần điều gì. “Điều duy nhất tôi có thể nói với các bạn là: Hãy dõi theo tôi”, ông Biden thường nói trong các phát biểu của mình.

Vấn đề tuổi tác của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden dường như đang bị thổi phồng quá mức. Các cử tri ít quan tâm đến vấn đề này có thể sẽ vẫn tiếp tục bầu lại cho ông Biden vì những lý do tương tự như lúc họ đã bầu cho ông ấy. “Người đàn ông ấy dẫu sao đã làm rất tốt”, bà Elaine Kamarck, một nhà nghiên cứu khoa học chính trị và quan chức Đảng Dân chủ gần đây đã nói trên The Run-Up, một podcast chính trị của Times. “Mọi người thường nhắc đến câu chuyện tuổi tác, nhưng họ cần hiểu một điều rằng đó có thể là một nhược điểm, song chắc chắn cũng sẽ có những lợi thế đằng sau”.

Theo The New York Times
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.