Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sắp sửa 'hạ màn'

(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã bắt đầu vòng đàm phán thương mại "cuối cùng" tại Ứahington.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sắp sửa 'hạ màn'

Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu một vòng đàm phán mới vào thứ Tư tuần này tại Washington trong bối cảnh nhiều ngườil ạc quan rằng hai bên sẽ hoàn tất thỏa thuận toàn diện nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc được ông Robert Lighthizer chào đón bên ngoài văn phòng Văn phòng Đại diện Thương mại vào sáng thứ Tư, vị quan chức Trung Quốc đã sớm bắt tay đối tác và vẫy chào các phóng viên bên ngoài.

Theo ông Larry Kudlow - cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, lần đầu tiên Trung Quốc đã thừa nhận các vấn đề về trộm cắp tài sản trí tuệ, tấn công mạng và chuyển giao công nghệ vốn bị Mỹ cáo buộc từ lâu nhưng phía Trung Quốc luôn phủ nhận.

"Lần đầu tiên họ thừa nhận rằng chúng tôi có điểm chung và điều này sẽ dẫn tới các cuộc đàm phán tốt đẹp", cố vấn Kudlow nói.

Cuộc hội đàm mới nhất này diễn ra sau khi cả hai bên nối lại đàm phán vào 4 tháng trước và sau 2 ngày đàm phán vào tuần trước khi một phái đoàn cấp cao của Mỹ tới làm việc tại Bắc Kinh.

Ông Myron Brilliant - Phó Chủ tịch điều hành các vấn đề quốc tế tại Phòng Thương mại Mỹ, nói rằng các cuộc đàm phán đã bước vào giai đoạn "hạ màn".

Theo vị quan chức, tiến độ đàm phán thỏa thuận thương mại toàn diện đã đạt được 90%, nhưng 10% còn lại vẫn là phần khó nhất để đạt được và sẽ đòi hỏi sự đánh đổi từ cả hai phía.

Cả hai bên đã khá rõ ràng rằng họ muốn kết thúc mọi thứ vào tháng Tư. Việc họ có thể đạt được thỏa thuận hay không sẽ được xác định dựa trên việc xử lý các khó khăn nổi trội, ông Brilliant nói.

Vị này cũng cho biết "hai khu vực đặc biệt nhạy cảm" đang cản trở đàm phán đó là một cơ chế thực thi có thể buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm thực hiện các cải cách mà họ đồng ý trong thỏa thuận cũng như xóa bỏ thuế quan của Mỹ.

Một nguồn tin cho biết Trung Quốc đã nhượng bộ hơn nữa trong vòng đàm phán này, bao gồm mở cửa thị trường lớn hơn và đang thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump để ký thỏa thuận vào cuối tháng này. Một lựa chọn khả thi khác là hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau vào tháng 6 tới tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản.

Nếu Bắc Kinh không thực hiện đúng những lời hứa trong hiệp định thương mại, Mỹ muốn có quyền đơn phương trả đũa mà không cần Trung Quốc thực hiện các động thái tương ứng. Nhưng Bắc Kinh đã kiềm chế trong việc từ bỏ chủ quyền và khẳng định rằng bất kỳ cơ chế nào cũng nên được thực thi ở cả hai phía.

"Vấn đề khác là Mỹ sẽ dỡ bỏ mức thuế quan trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc được bao nhiêu?", ông Brilliant đặt câu hỏi.

Ông nói rằng, Trung Quốc đã rất rõ ràng rằng họ muốn thấy tất cả các mức thuế biến mất. Chính quyền Trump đã cũng làm rõ rằng họ muốn giữ một số thuế quan như một cách để khiến Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.

Trong một dấu hiệu của thiện chí, Trung Quốc tuyên bố vào Chủ nhật, họ sẽ tiếp tục đình chỉ việc áp dụng mức thuế mới đối với các sản phẩm ô tô của Mỹ.

Theo SCMP
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.