Chiến tranh Trung-Ấn - kịch bản nguy hiểm nhưng xa vời

(Ngày Nay) - Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra chiến tranh vì căng thẳng ở biên giới song đây là một kịch bản xa vời.
 Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu căng thẳng một tháng qua tại biên giới. Ảnh: AP.
Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu căng thẳng một tháng qua tại biên giới. Ảnh: AP.

Trung Quốc và Ấn Độ đang trải qua hơn một tháng căng thẳng. Giới chức đôi bên thậm chí đề cập đến khả năng dẫn tới xung đột có thể đẫm máu hơn cả cuộc chiến tranh năm 1962 khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Tranh chấp bùng lên hồi tháng 6, thời điểm Bắc Kinh bắt đầu xây dựng đường trên cao nguyên Doklam.

Trung Quốc cáo buộc quân đội Ấn Độ vượt qua ranh giới mà hai nước đã nhất trí, phân chia vùng Tây Tạng, phía tây Trung Quốc, với bang Sikkim, phía đông Ấn Độ. Trung Quốc chỉ công nhận Sikkim thuộc về Ấn Độ năm 2003. Ngược lại, New Delhi cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm an ninh Ấn Độ và nước láng giềng Bhutan khi mở rộng hạ tầng cơ sở gần biên giới. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều từ chối nhượng bộ.

Tờ Global Times, phụ san của People's Daily, cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 17/7 tuyên bố Trung Quốc không sợ "chiến tranh" với Ấn Độ và sẵn sàng đối đầu lâu dài. Quân đội Trung Quốc tuần trước tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 11 giờ tại một khu vực gần biên giới Ấn Độ. Các động thái quân sự từ Bắc Kinh làm gia tăng lo ngại tình hình có thể tiếp tục leo thang.

Cây bút Benedict Brook từ News.com.au cho rằng không thể loại trừ "khả năng chiến tranh" và nó đặc biệt nguy hiểm bởi cả Trung Quốc và Ấn Độ đều sở hữu vũ khí hạt nhân. Ấn Độ được cho là nắm giữ 100 đầu đạn hạt nhân trong khi con số này của Trung Quốc là 250.
 Chiến tranh Trung-Ấn - kịch bản nguy hiểm nhưng xa vời ảnh 1

Vị trí cao nguyên Doklam. Đồ họa: BBC.

 

Hậu quả nghiêm trọng

Trung Quốc và Ấn Độ lâu nay vẫn thường xuyên nổ ra tranh chấp tại những nơi tiếp giáp đường biên giới dài gần 4.000 km giữa hai nước và chưa được phân định rõ ràng. Khó tiệp cận và nguy hiểm, rất ít người sinh sống ở các khu vực kể trên. Nhưng bất kể động thái nào gây ảnh hưởng đến chúng, ví dụ như xây đường hay công trình, đều tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

Căng thẳng hiện nay bùng phát gần nơi mà Ấn Độ gọi là "cổ gà", dải đất nhỏ đóng vai trò đường kết nối trực tiếp duy nhất đến vùng đất bị chia cắt phía đông bắc nước này, đồng thời phía bắc tiếp giáp Trung Quốc. Bắc Kinh đầu tháng 6 khởi công xây dựng một con đường mới dẫn tới cao nguyên Doklam đang tranh chấp với New Delhi. Nó tiếp xúc vùng "cổ gà" tại cái gọi là "ngã ba" nơi Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan giao nhau.

"Việc không thể phân định ranh giới biên giới Trung Quốc - Ấn Độ đã dẫn tới những nhận thức chồng chéo về nơi đặt cái gọi là Đường Kiểm soát Thực tế, ẩn chứa nguy cơ các lực lượng tuần tra biên giới của mỗi bên đụng độ nhau và xảy ra giao tranh", Tsering Topgyal, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học Birmingham, nhận xét.

Báo Times of India ngày 11/7 đưa tin khoảng 300 - 400 binh sĩ Ấn Độ đã "mặt đối mặt với" lính Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp. New Delhi vừa điều động thêm 2.500 binh sĩ tới đóng quân tại Sikkim, tỉnh nằm sát "ngã ba".

Tuần trước, đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Luo Zhaohui gọi tình hình căng thẳng đang "vô cùng nghiêm trọng". Ông đồng thời yêu cầu binh sĩ Ấn Độ "rut lui vô điều kiện".

"Ấn Độ, bên tự nhận mình là 'đồng minh' với Bhutan, nói họ can thiệp thay mặt cho ngươi láng giềng. Nhưng thực tế là gã khổng lồ Nam Á muốn duy trì và mở rộng quyền bá chủ khu vực", hãng thông tấn Trung Quốc Xinhua viết.

Song New Delhi không vì thế mà nhượng bộ. Bắc Kinh những năm gần đây liên tục mở rộng ảnh hưởng trên tiểu lục địa Ấn Độ, đổ tiền vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka.

Theo nhà phân tích hàng hải Abhijit Singh đến từ Quỹ Nghiên cứu Nhà quan sát, Ấn Độ đang ngày càng lo lắng. "Điều này có nghĩa Ấn Độ bằng cách nào đó sẽ bị bao vây bởi các dự án xây dựng Trung Quốc. Họ quan ngại các cảng Trung Quốc về sau có thể được sử dụng để triển khai hải quân", ông Singh nhận định.

Năm 1962, những tranh chấp tại khu vực biên giới Trung Quốc và Ấn Độ đã biến thành chiến tranh. Hơn 700 binh sĩ Trung Quốc và 4.000 lính Ấn Độ thiệt mạng trước khi Bắc Kinh tuyên bố chiến thắng. Xung đột bùng phát từ việc Trung Quốc xây đường tại một khu vực tranh chấp phía tây Kashmir.

Hồi đầu tháng, Global Times dẫn lời các chuyên gia an ninh tại Bắc Kinh nhấn mạnh "chiến tranh có thể nổ ra nếu những xung đột hiện nay giữa Trung Quốc và Ấn Độ không được giải quyết hợp lý. Trung Quốc sẽ bảo vệ lãnh thổ và biên giới đến cùng".

Nhưng khi nhắc tới tranh chấp tại vùng "cổ gà", New Delhi cũng vô cùng cứng rắn. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley từng cảnh báo Trung Quốc: "Tình thế năm 1962 khác và Ấn Độ năm 2017 còn khác hơn".

Điểm khác biệt chính là Ấn Độ cách đây hơn 5 thập kỷ không sở hữu vũ khí hạt nhân. Bây giờ, họ có nó trong tay

Kịch bản xa vời

Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng kịch bản về một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn khá xa vời.

Viết trên tạp chí Diplomat, cây bút Rajeesh Kumar đánh giá Ấn Độ "chưa sẵn sàng tham gia vào một cuộc chiến với Trung Quốc".

"Trong bất kỳ tình huống nào, chiến tranh với Trung Quốc, dù ngắn hai dài, cũng sẽ mang đến những tác động hủy diệt đối với nền kinh tế vốn đã xáo trộn" ở Ấn Độ, Kumar bình luận.

Theo ông, ngay cả nếu New Delhi giành ưu thế, với sức ảnh hưởng lớn của mình, Bắc Kinh hoàn toàn có thể khiến đối phương không thu được lợi ích gì từ chiến thắng. Vì thế, lựa chọn tốt nhất với Ấn Độ lúc này là chuẩn bị cho chiến tranh nhưng không kích động nó.

Về phía Trung Quốc, những tuyên bố Bắc Kinh đưa ra cho thấy họ dường như đã sẵn sàng chiến tranh với Ấn Độ. Tuy nhiên, Kumar nhận định một cuộc chiến với Ấn Độ sẽ hủy hoại hình ảnh của Trung Quốc với tư cách cường quốc toàn cầu, mục tiêu mà Bắc Kinh nóng lòng theo đuổi nhưng chưa thành công.

"Vậy nên, cả Trung Quốc và Ấn Độ bây giờ chỉ có một lựa chọn: Ra sức chuẩn bị cho một kịch bản đối đầu tương đối xa vời", ông Kumar nhấn mạnh.

Theo Vnexpress
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.