Chính phủ Mỹ che giấu số liệu thực về COVID-19?

(Ngày Nay) - Theo New York Times, chính phủ Mỹ chưa cung cấp cho những chuyên gia các dữ liệu cần thiết để họ xây dựng một chiến lược ngăn chặn COVID-19 hiệu quả. 
Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. (Ảnh: New York Times)
Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. (Ảnh: New York Times)

(Bài viết trích dẫn quan điểm của Christopher J.L. Murray, Giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe Mỹ. Ông cũng là Giáo sư về khoa học đo lường sức khoẻ tại Đại học Washington.)

Số liệu thực tế vẫn là một bí ẩn

Chính phủ Mỹ đã từ chối tiết lộ các dữ liệu quan trọng về COVID-19 cho các chuyên gia y tế công cộng, mặc dù điều này có thể giúp họ xây dựng những chiến lược phòng ngừa virus mới. Hiện tại, số người tử vong do COVID-19 đã vượt con số 223.000.

Theo các cơ quan liên bang Hoa Kỳ, họ đã tổng hợp dữ liệu về số lượng xét nghiệm, ca nhiễm bệnh, nhập viện, tử vong, cùng với thời gian thực hiện cách ly xã hội của người dân tại từng địa phương. Các thống kê này có thể tiết lộ nhiều thông tin quan trọng về cách thức kết hợp những biện pháp phòng ngừa - đeo khẩu trang, đóng cửa trường học và cách ly xã hội - có hiệu quả như thế nào trong việc ngăn chặn virus lây lan.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã không chia sẻ các dữ liệu đó và từ chối giải thích về điều này. Các nhà nghiên cứu đã nhiều lần đặt vấn đề với những quan chức liên bang, nhưng họ không thu được thông tin nào đáng kể.

Mới đây, New York Times đã kiện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) theo Đạo luật Tự do Thông tin, nhằm mục đích nắm được các dữ kiện cơ bản về số ca nhiễm COVID-19 dựa trên sắc tộc. Theo thông tin New York Times thu thập được, người La-tinh và người da đen tại Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi dịch bệnh so với các cộng đồng khác, không chỉ ở thành thị, ngoại ô và nông thôn, mà còn xét trên mọi nhóm tuổi.

Tôi đang điều hành một phân viện chuyên đánh giá, xây dựng kế hoạch đối phó hiệu quả cho các vấn đề sức khoẻ trên toàn thế giới tại Đại học Washington. Chúng tôi cung cấp kết quả nghiên cứu cho các nhà hoạch định chính sách, giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt. Vì vậy, tôi cùng rất nhiều chuyên gia khác luôn mong muốn được tiếp cận dữ liệu của chính phủ liên bang về dịch bệnh. Nhưng có vẻ như mọi cố gắng đều vô ích. 

Chính phủ Mỹ che giấu số liệu thực về COVID-19? ảnh 1

(Ảnh: New York Times)

Không hoàn toàn chính xác khi khẳng định chính phủ Mỹ che giấu tất cả thông tin. Trên trang web chính thức, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) luôn cập nhật hàng ngày về số lượng giường bệnh dành cho bệnh nhân COVID-19 tại các tiểu bang. Nhưng họ không cung cấp những dữ liệu y tế chi tiết, ví dụ như số bệnh nhân nhập viện, cùng tuổi và giới tính của họ. Đây là những thông tin rất quan trọng, bởi chúng phản ánh “quỹ đạo” của dịch bệnh đang đi theo hướng tích cực hay tiêu cực.

Một cơ quan thuộc HHS là CDC cung cấp số liệu ở tầm quốc gia về số ca nhiễm dựa trên độ tuổi, giới tính và sắc tộc, nhưng lại không công khai những số liệu tương tự tại các tiểu bang và hạt. CDC giải thích rằng họ không thể chia sẻ những thông tin đó.

Chính quyền cần phải hợp tác hơn nếu muốn ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thể tìm ra lời giải đáp cho một số vấn đề chính: Có đúng rằng SARS-CoV-2 đã chuyển hướng tấn công sang người trẻ không? Có phải tỷ lệ tử vong đang giảm dần do bệnh nhân được điều trị tốt hơn hay không? Lệnh cấm tại các địa phương có ảnh hưởng như thế nào tới số ca nhiễm và số ca nhập viện?

Tôi không hiểu vì sao chính phủ Mỹ nhất quyết không công khai số liệu họ thu thập được, cho dù điều đó phục vụ lợi ích của cộng đồng. Có thể, các quan chức lo ngại họ sẽ phải nhận thêm chỉ trích về công tác kiểm soát dịch bệnh, hoặc cho rằng việc công khai thông tin là vi phạm quyền riêng tư của bệnh nhân.

Chính phủ Mỹ che giấu số liệu thực về COVID-19? ảnh 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một cuộc họp báo về công tác phòng chống COVID-19 tại Nhà Trắng. (Ảnh: Vox)

Các chính quyền trước đây cũng từng coi trọng cung cấp những con số đơn thuần, hơn là thông tin có giá trị về sức khỏe cộng đồng. Theo tôi, đây là một sai lầm. Để kiểm soát tốt đại dịch, cần phải tiếp cận một cách cởi mở và có tính hợp tác cao hơn.

Ví dụ, thông tin về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại địa phương, số ca nhiễm, nhập viện và tử vong có thể giúp các chuyên gia đánh giá xem Mỹ có cần thêm một đợt phong toả hay không. Các biện pháp khác như đóng cửa quán bar và nhà hàng, hạn chế tụ tập đông người, đeo khẩu trang nơi công cộng cũng có thể được đánh giá lại để giúp Mỹ cầm cự đến khi vắc-xin được phổ biến rộng rãi. 

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phát hiện rằng cộng đồng người da đen và người Mỹ gốc Tây Ban Nha phải chịu thiệt hại do dịch bệnh nhiều hơn, vì vậy họ cần được xét nghiệm thường xuyên hơn.

Chính phủ Mỹ che giấu số liệu thực về COVID-19? ảnh 3

Sự khác biệt về sắc tộc và thu nhập giữa những người lo ngại rằng họ đã bị nhiễm COVID-19, hoặc đã lây cho người khác. Những người này thuộc 3 cộng đồng là người da trắng, người da đen và người Mỹ gốc Tây Ban Nha. Theo thống kê, số lượng người da đen và người Mỹ gốc Tây Ban Nha chiếm số lượng nhiều hơn so với người da trắng về nguy cơ nhiễm và lây lan virus.(Ảnh: Pew Research Center)

Tuy vậy, giới khoa học cần được tiếp cận với dữ liệu từ chính phủ để đưa ra một phương hướng chính xác. Ngoài ra, độ chính xác có thể bị tác động bởi sự thay đổi thời tiết. Giống như viêm phổi và cúm, COVID-19 sẽ lây lan nhanh hơn vào mùa đông. Khi đó, các bệnh viện có thể bị quá tải.

Mô hình của chúng tôi, được cập nhật hàng tuần, dự báo vào ngày 1/1/2021, sẽ có hơn 17.500 trường hợp tử vong hàng ngày trên toàn cầu, trong đó có khoảng 2.250 trường hợp tại Mỹ. Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn điều này xảy ra. Nhưng để thành công, chính quyền Tổng thống Donald Trump cần cung cấp những số liệu đầy đủ cho các chuyên gia y tế, để họ bắt đầu xây dựng kế hoạch phòng ngừa ngay từ bây giờ.

Theo New York Times
TIN LIÊN QUAN
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.