Con đường trắc trở của siêu dự án casino 4 tỷ USD ở Quảng Nam

(Ngày Nay) - Được cấp giấy phép từ năm 2010 nhưng dự án casino 4 tỷ USD tại Quảng Nam đã phải trì hoãn tới năm 2016 mới khởi công do những khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác đầu tư.
Phối cảnh một góc Dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.
Phối cảnh một góc Dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.

Với diện tích ban đầu khoảng 1.538 ha, quy mô vốn đầu tư lên tới 4 tỷ USD, dự án khu nghỉ dưỡng, casino Nam Hội An nằm trên địa bàn 3 xã Duy Hải, Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) và xã Bình Dương (huyện Thăng Bình), tỉnh Quảng Nam.

Dự án này có vị trí gần sân bay quốc tế Đà Nẵng, cách không xa phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn cũng như khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Dự án này cũng là công trình có vốn đầu tư lớn nhất tỉnh Quảng Nam hiện nay.

Được đánh giá là dự án bất động sản nghỉ dưỡng với tổ hợp giải trí khách sạn, du lịch, casino… lớn thứ 2 Việt Nam, tuy nhiên, con đường hình thành của dự án 4 tỷ USD này cũng trải qua không ít khó khăn.

Được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 12/2010, do liên doanh Tập đoàn VinaCapital và VinaLand lết hợp đối tác nước ngoài là Tập đoàn Genting Berhad (Malaysia). Trong đó, VinaCapital sẽ đầu tư 80% vốn dự án, tương đương gần 3,2 tỷ USD, còn Genting Berhad đầu tư 20% vốn.

Khi mà VinaCapital đã giải ngân gần 50 triệu USD để giải phóng mặt bằng và chuẩn bị vận hành dự án thì tháng 9/2012, Getting Berhad bất ngờ thông báo rút lui. Điều này khiến thời gian khởi công dự án bị hoãn lại do VinaCapital phải tìm kiếm nhà đầu tư thay thế để theo đuổi dự án.

Giữa năm 2013, VinaCapital giới thiệu với Quảng Nam đối tác mới với là Tập đoàn Peninsula Pacific (Mỹ), một trong những tập đoàn có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh casino và đã thực hiện thành công 7 dự án tương tự tại Mỹ.

Cùng với việc giới thiệu đối tác mới, quỹ này cũng đề nghị chuyển đổi một số nội dung và xin phép thu hẹp quy mô dự án từ 1.538 ha xuống còn gần 1.000 ha, đồng thời xin giãn tiến độ đến năm 2035 sẽ hoàn tất toàn bộ. Tập đoàn cũng cam kết sẽ đưa giai đoạn 1 dự án hoạt động vào cuối năm 2015.

Đến cuối năm 2013, đoàn công tác bao gồm đại diện Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai và VinaCapital đã sang Mỹ để làm việc với tập đoàn Peninsula Pacific về việc đầu tư dự án Nam Hội An.

Ban quản lý sau đó đã có kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam làm công văn đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ thẩm tra năng lực của doanh nhiệp này, để có cơ sở xem xét việc điều chỉnh chủ đầu tư dự án.

Con đường trắc trở của siêu dự án casino 4 tỷ USD ở Quảng Nam ảnh 1Trong khi Tập đoàn Peninsula Pacific của Mỹ tỏ ra chần chừ với quyết định đầu tư vào dự án Nam Hội An, thì Tập đoàn Chow Tai Fook của ông Henry Cheng lại rất quan tâm xúc tiến. Ảnh: Bloomberg.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2014, Chow Tai Fook, một tập đoàn chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý của Hong Kong đã tới Quảng Nam để cùng VinaCapital khảo sát đầu tư Dự án Nam Hội An. Trong khi Chow Tai Fook tỏ ra rất quan tâm và xúc tiến đầu tư vào đây thì phía Peninsula Pacific cho biết vẫn đang trong quá trình nghiên cứu việc đầu tư vào dự án.

Cuối năm 2014, VinaCapital cho biết đã hoàn tất đàm phán với đối tác nước ngoài cho dự án tại Quảng Nam nhưng không tiết lộ tên. Nhiều câu hỏi đặt ra thời điểm đó, nhà đầu tư mà VinaCapital đã ký kết là Peninsula Pacific hay Chow Tai Fook.

Gần như cùng thời điểm, phía Chow Tai Fook khẳng định tập đoàn này đang rất quan tâm đến dự án khu nghỉ dưỡng casino tại Quảng Nam và đang làm một số thủ tục để hoàn tất việc đầu tư.

Đến đầu năm 2015, ông Đỗ Xuân Diện - Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai - chính thức xác nhận thông tin Tập đoàn Chow Tai Fook (Hong Kong) cùng với Sun City (Macau) đã được chọn là chủ đầu tư cho dự án Nam Hội an thay thế Genting Berhad của Malaysia.

Tuy nhiên, thông tin đáng chú ý nhất chính là Tập đoàn Chow Tai Fook sẽ nắm giữ cổ phần chi phối tại dự án thay vì VinaCapital như trước đây.

Như thể hiện sự quyết tâm của mình, Chow Tai Fook, Sun City cùng VinaCapital đã đổi tên dự án thành HOIANA thay vì tên Nam Hội An như trước đây và đã chính thức khởi công dự án từ tháng 4/2016.

Liên doanh đầu tư này cũng công bố sẽ hoàn thành giai đoạn 1 dự án vào quý I/2019. Các giai đoạn tiếp theo của dự án dự kiến sẽ hoàn thành trong 10-15 năm sau đó.

Hiện nay, dự án đang được một công ty xây dựng Việt Nam tiến hành thi công phần nền móng với gói thầu trị giá 300 tỷ đồng. Nếu theo đúng kế hoạch, đến khoảng giữa năm 2016, toàn bộ phần đất nền và hệ thống hạ tầng ngầm của dự án sẽ hoàn thành.

Theo Zing
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.