‘Cơn khát’ lao động trong xã hội Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sự sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc, một xu hướng được dự đoán sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ , sẽ thay đổi cục diện kinh tế toàn cầu mãi mãi.
‘Cơn khát’ lao động trong xã hội Trung Quốc

Sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu do những biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc khi theo đuổi chính sách “Zero COVID” tuy có gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế thế giới, song đây chỉ là một vấn đề ngắn hạn. Sự sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động – một thách thức khác đang xuất hiện và nhiều khả năng sẽ tồn tại trong nhiều thập kỷ tới đây.

Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc, những người trong độ tuổi từ 15- 64, đã giảm từ mức đỉnh 997 triệu vào năm 2014 xuống còn 986 triệu vào năm 2021. Theo các bản dự báo được Liên Hợp Quốc công bố hồi tháng 7/2022, con số này sẽ vẫn tiếp tục giảm, thậm chí sẽ sụt giảm nhanh chóng lên đến 60% kể từ sau năm 2030, xuống còn 378 triệu vào cuối thế kỷ này.

Trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm thấp và tuổi thọ tăng lên, nhiều nước phát triển đang phải trải qua tình trạng già hoá dân số, thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động. Trung Quốc chỉ là một trong rất nhiều quốc gia đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số này, nhưng với tư cách là quốc gia đông dân nhất thế giới, tình hình tại nước này có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Trong những năm qua qua, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc cao vượt trội, chiếm hơn 70% tổng dân số, đã giúp nước này trở thành công xưởng của thế giới và là một thị trường tiêu dùng sôi động. Tuy nhiên, sự suy giảm của nhóm dân số này nhiều khả năng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng của Trung Quốc và kéo theo những thay đổi lớn trong hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu.

“Động lực tăng trưởng của Trung Quốc về cơ bản dựa vào lực lượng lao động và năng suất sản xuất. Tuy nhiên, với thực tế những gì đang diễn ra, cả hai yếu tố này của Trung Quốc đều đang gặp rất nhiều hạn chế”, George Magnus, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Oxford, cựu cố vấn kinh tế của Ngân hàng UBS, nhận định.

“Lực lượng lao động và mục tiêu đạt tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ qua lại với nhau. Chính bởi vậy, việc nhóm dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc giảm mạnh, sẽ gián tiếp kéo mức GDP trung bình mỗi năm của quốc gia này giảm thấp hơn. Một số giải pháp có thể được thực hiện nhằm giảm thiểu những hệ luỵ sau đó như mở cửa các quy định nhập cư cho lao động nước ngoài, khuyến khích phụ nữ và những người đã nghỉ hưu tham gia làm việc nhiều hơn, cũng như nâng cao năng suất sản xuất".

S&P Global Ratings dự báo tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc sẽ chậm lại ở mức trung bình 4,4% cho đến năm 2030 và chỉ đạt 3,1% kể từ năm 2031 đến năm 2040 – giảm từ mức 6% trong giai đoạn từ năm 2017 - 2022. Những dự báo đó bao gồm các mối đe dọa bao gồm lực lượng lao động bị thu hẹp, tái cân bằng được xử lý sai và tăng năng suất chậm lại, báo cáo cho biết.

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra tầm nhìn về tương lai của nước này tại Đại hội 20 vào tháng trước, ông đã nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tự lực về khoa học và công nghệ, đồng thời chỉ rõ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và các ngành năng lượng sẽ là động cơ mới cho mục tiêu tăng trưởng trong tương lai của quốc gia này.

“Khoa học công nghệ có ý nghĩa rất lớn nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong tương lai, nhưng chúng không đủ lớn để kéo nền kinh tế đi lên trong khi rất nhiều những yếu tố khác đang kéo tụt tốc độ phát triển của Trung Quốc”, ông Magnus nhấn mạnh.

‘Cơn khát’ lao động trong xã hội Trung Quốc ảnh 1

Huang Wenzheng, nhà nghiên cứu nhân khẩu học Trung Quốc, chỉ rõ rằng dân số đông sẽ là một yếu tố quan trọng giúp công cuộc đổi mới và phát triển công nghệ dễ dàng được triển khai và thành công hơn. “Nó tạo ra một khối lượng lớn dữ liệu và một thị trường người dùng lớn, phục vụ cho các ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, dân số đông cũng sẽ giúp Trung Quốc có thêm cơ hội tìm kiếm được nhân tài trong nước”, ông Huang cho biết.

“Lợi thế cốt lõi của Trung Quốc nằm ở dân số 1,4 tỷ người, những người siêng năng, có chung ngôn ngữ, văn hóa và cùng theo đuổi một mục tiêu”, ông Huang nhấn mạnh. “Chính lợi thế này đã giúp Trung Quốc cạnh tranh với Mỹ và các nước phát triển khác như Anh, Canada, Úc và New Zealand, đồng thời đóng góp rất lớn vào sự trỗi dậy kinh tế của quốc gia này”.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ hiện là 1,6 ca sinh trên một phụ nữ, còn ở Nhật Bản, một quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, mức ghi nhận là 1,3. Trong khi đó, tỷ lệ sinh của Trung Quốc đã giảm từ 2,6 vào cuối những năm 1980 xuống chỉ còn 1,15 vào năm 2021, thấp hơn nhiều so với mức cân bằng 2,1 mà nước này cần duy trì. Cuộc khủng hoảng dân số tại Trung Quốc không hề có dấu hiệu được cải thiện, bất chấp việc nước này từ bỏ chính sách một con vào năm 2016 và đưa ra chính sách ba con vào năm ngoái.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ chú trọng hơn đến việc cải thiện, nâng cao hệ thống y tế chăm sóc trẻ em và chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ sinh con, nhưng chi phí sinh hoạt tăng cao, cùng với đó là sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc tiếp tục là nguyên nhân khiến nhiều người trẻ tuổi quyết định không sinh con.

Joseph Chamie, Cựu Giám đốc Ban Dân số Liên Hợp Quốc, cho biết Trung Quốc đã đạt được những thành tựu ấn tượng khi tuổi thọ trung bình của quốc gia này được duy trì ở mức ổn định. Tuy nhiên, các chính sách khuyến khích sinh con hiện tại khó có thể thay đổi xu hướng già hóa và suy giảm dân số, đặc biệt là nhóm đối tượng trong độ tuổi lao động.

“Mặc dù nó có thể góp phần cải thiện tỷ lệ sinh hiện tại, nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng tỷ lệ sinh sẽ được nâng lên ở mức 2,1 ca sinh trên một phụ nữ. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, một khi tỷ suất sinh giảm xuống dưới tỷ lệ cân bằng, nó sẽ rất khó để tăng trở lại trong thời gian ngắn”, ông Chamie cho biết.

Trung Quốc có thể tính đến một giải pháp là xác định lại “độ tuổi lao động” nhằm nới rộng khung quy định, đồng thời tạo cơ sở để tăng thêm số lượng người dân tham gia vào thị trường lao động. Ông Chamie cho rằng Trung Quốc có thể tăng dần tuổi nghỉ hưu quy định lên 70 một cách có lộ trình.

Ở Trung Quốc, tuổi nghỉ hưu quy định đối với nam giới là 60, còn đối với nữ giới là 50-55 tuỳ theo công việc của họ. Những quy định về độ tuổi nghỉ hưu tại quốc gia tỷ dân này đã không thay đổi trong hơn 70 năm qua, nhưng cuộc khủng hoảng dân số đang cận kề sẽ buộc Trung Quốc phải cân nhắc lại và điều chỉnh chính sách này.

“Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã ghi nhận những tín hiệu tích cực trong vấn đề dân số. Khi tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trở nên trầm trọng hơn, tỷ lệ người dân chủ động tham gia làm việc đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua”, ông Louis Kuijs, chuyên gia kinh tế của S&P khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho biết.

“Nếu có thể thực hiện những biệp pháp thực sự hiệu quả, tương tự như Nhật và Hàn, tỷ lệ người dân tham gia vào thị trường lao động tại Trung Quốc sẽ được duy trì đến năm 2030 sau khi liên tục giảm trong những năm gần đây, đồng thời tăng 3% trong khoảng thời gian từ 2030 – 2040,” ông Kuijs nhận định.

Theo số liệu thống kê của đơn vị CEIC, tỷ lệ người dân tham gia vào thị trường lao động tại Trung Quốc đã giảm từ 71% vào năm 2011 xuống còn 68% vào năm 2021.

Xiujian Peng, chuyên gia tại Đại học Victoria ở Úc, cho biết các quốc gia nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc nên chuẩn bị sẵn sàng, bởi “những thay đổi đang diễn ra sẽ buộc những nước này định hướng lại khi hoạt động sản xuất được dịch chuyển ra khỏi công xưởng của thế giới”.

“Đối với các nước nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ Trung Quốc, như Mỹ, nguồn hàng hóa sẽ dần dần dịch chuyển sang các trung tâm sản xuất mới và đang nổi lên,” ông Peng viết trong một bài báo cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi tháng 7/2022.

“Mặc dù có những dự báo rằng đây sẽ là ‘thế kỷ của Trung Quốc’, nhưng cuộc khủng hoảng dân số sẽ khiến một số quốc gia khác được hưởng lợi, trong đó nổi lên là Ấn Độ, quốc gia có dân số dự kiến sẽ vượt qua nước này trong thập kỷ tới”.

Ông George Magnus, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Oxford, cựu cố vấn kinh tế của Ngân hàng UBS, cảnh báo rằng nếu cuộc khủng hoảng dân số tại Trung Quốc vẫn tiếp diễn và trở nên trầm trọng hơn, kỷ nguyên thặng dư thương mại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ sớm kết thúc và vai trò là trung tâm xuất khẩu hàng đầu của thế giới sẽ bị giảm sút.

Theo SCMP
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.