Cơn sốt công nghệ của người Trung Quốc

[Ngày Nay] - Những chiếc mũ đọc suy nghĩ không thực sự vận hành, máy phát hiện hỏa hoạn lại bị coi là không an toàn, robot phục vụ bàn không thể mang nổi một đĩa súp... Trung Quốc đã sẵn sàng để đón nhận tương lai của công nghệ, nhưng dường như tương lai đó chưa đến với họ.
Robot phục vụ vẫn cần nhân viên hộ tống tại nhà hàng Robot Magic ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Nguồn: NYTimes).
Robot phục vụ vẫn cần nhân viên hộ tống tại nhà hàng Robot Magic ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Nguồn: NYTimes).

Trung Quốc ngày nay đã trở thành một siêu cường công nghệ của thế giới. Họ đang hình thành nên tương lai của Internet. Hàng trăm triệu người ở Trung Quốc sử dụng smartphone để mua sắm trực tuyến, chi trả hóa đơn và đầu tư, đôi lúc còn theo cách thức hiện đại hơn nhiều so với nước Mỹ.

Điều này giúp cho người dân Trung Quốc trở nên nghiện công nghệ, bất chấp tính hiệu quả của chúng. Nhiều con robot phục vụ bữa tối trong các nhà hàng, trí thông minh nhân tạo được sử dụng để chấm điểm bài thi, công nghệ nhận diện khuôn mặt được áp dụng rộng rãi... Trung Quốc còn đang muốn lập kỷ lục thế giới bằng một màn nhảy đồng diễn của robot.

Tuy nhiên, không phải thứ công nghệ nào mà Trung Quốc áp dụng cũng vận hành một cách trơn tru.

Tại hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp Thế giới tổ chức tại Thượng Hải hồi tháng 6 vừa qua, việc bấm nút khai mạc được giao cho một cánh tay robot nối với một chiếc mũ đọc suy nghĩ. Chiếc mũ nọ sẽ chuyển hoạt động não của người đội sang cánh tay robot, và từ đó sẽ nhấn vào nút khai mạc hội thảo. Tuy nhiên, sau đó cánh tay robot không hoạt động, tạo nên một khoảnh khắc xấu hổ cho nhiều người tham dự.

Sau sự kiện đó, giới chuyên gia công nghệ bắt đầu cảnh báo rằng, những thứ như kiểu robot khiêu vũ hay mũ đọc suy nghĩ chỉ là một cách để phô diễn, trong khi che lấp đi sự chậm chạp trong tiến trình phát triển công nghệ ở Trung Quốc.

Liu Yadong, chủ biên của tờ nhật báo nhà nước Khoa học và Công nghệ, còn cảnh báo rằng người dân Trung Quốc không nên tách rời thực tế. Ông thừa nhận rằng Trung Quốc vẫn tụt hậu về mặt công nghệ nếu so với nước Mỹ, và rằng những người nói về điều ngược lại “đang tự lừa dối bản thân”.

Trung Quốc không phải quốc gia đầu tiên muốn đón đầu công nghệ bằng những sản phẩm không mấy hiệu quả. Nhật Bản trong thời kỳ đỉnh cao của phát triển kinh tế cũng từng sở hữu nhiều robot biết làm món Sushi. Gần đây, Thung lũng Sillicon cũng đưa ra một số sản phẩm khá ngớ ngẩn, như chiếc máy ép nước quả giá hơn 700 USD có tên Juicero không khác gì các loại máy thông thường.

Điều đáng nói là Trung Quốc hiện là thị trường có lượng người sử dụng Internet lớn nhất thế giới, và cũng là nơi quy tụ một số công ty Internet có giá trị lớn nhất thế giới. Năm 2017, các công ty khởi nghiệp Trung Quốc thu hút tới 50% tổng lượng vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo của toàn thế giới. Dự kiến đến năm 2020, Trung Quốc sẽ thu hút trên 30% vốn đầu tư toàn cầu vào lĩnh vực tự động.

Bởi vậy, nhiều người ở Trung Quốc cho rằng đất nước họ đang vượt qua nước Mỹ về mặt công nghệ, và ngày càng háo hức với công nghệ mới.

“Người Trung Quốc giờ luôn sẵn sàng thử nghiệm những thứ mới mẻ, chỉ vì chúng bắt mắt” - Andy Tian, giám đốc điều hành công ty ứng dụng Asia Innovation Group có trụ sở ở Bắc Kinh, nhận định.

Cảnh sát robot E-Patrol là một trong những ví dụ điển hình. Nó là mẫu robot an ninh xuất hiện ở nhiều trạm xe lửa và sân bay của Trung Quốc trong nhiều tháng qua. E-Patrol có nhiệm vụ tuần tra ở một trạm xe lửa ở thành phố Trịnh Châu, nhận diện khuôn mặt để phát hiện và theo dõi những người khả nghi, đồng thời đo chất lượng không khí và phát hiện hỏa hoạn.

Nhưng đầu năm nay, mẫu robot này không còn xuất hiện nữa. Đầu tiên, nó đã báo động nhầm hỏa hoạn, giới chức Trịnh Châu cho hay. Nó cũng có xu hướng theo dõi những người trẻ tuổi có thói quen chụp ảnh selfie, bởi vậy có khả năng gây nguy hiểm cho họ. Trạm xe lửa nọ cuối cùng tuyên bố rằng E-Patrol đang trong quá trình nâng cấp.

Hồi năm ngoái, robot nhảy múa cũng bất ngờ trở thành cơn sốt ở Trung Quốc khi có mặt ở gần như khắp mọi nơi. Có thời điểm, truyền hình Trung Quốc tổ chức tới 10 show diễn robot nhảy múa chỉ trong một tuần lễ.

Alibaba, tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc, cũng nhanh chóng nhập cuộc, nhưng theo một cách độc đáo hơn nhiều. Tại một trong số các trung tâm mua sắm của họ ở Thượng Hải, nhiều con robot phục vụ bàn xuất hiện, chạy rọc đường ray dẫn từ bếp ra tới bàn ăn để phục vụ thực khách. Nhưng việc bưng bê thức ăn từ robot tới thực khách vẫn phải do bàn tay con người thực hiện.

Kể từ đó, cá nhà hàng robot phục vụ xuất hiện khắp Trung Quốc. Đầu tiên là quán Robot Magic ở Thượng Hải, nơi mà các nhân viên phục vụ cho rằng các đồng nghiệp robot của họ thường vẽ ra việc nhiều hơn là phụ giúp họ. Robot cũng nhiều lần hỏng hóc, khiến các nhân viên phải kéo chúng ra khỏi khu vực thực khách.

Tuy nhiên, dù cho những thứ công nghệ mới như robot chưa thực sự có tác dụng đầy đủ, chúng lại là yếu tố cần thiết đối với người dân Trung Quốc.

“Tôi vừa du lịch Mỹ về, và tôi không thấy có nhiều thứ mới mẻ” - bà Xie Aijian, 50 tuổi, cho hay - “Tôi không nghĩ họ có bất cứ thứ gì giống như nhà hàng robot giống như ở đây”.

Người Trung Quốc giờ luôn sẵn sàng thử nghiệm những thứ mới mẻ, chỉ vì chúng bắt mắt.

Andy Tian, Giám đốc điều hành công ty ứng dụng Asia Innovation Group có trụ sở ở Bắc Kinh

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.