'Con thuyền kinh tế' Ukraine rồi sẽ đi về đâu?

Các chuyên gia kinh tế không mấy lạc quan khi nhìn nhận và đánh giá về triển vọng khôi phục và phát triển nền kinh tế vốn phụ thuộc quá nhiều vào phương Tây.
'Con thuyền kinh tế' Ukraine rồi sẽ đi về đâu?

Không chỉ là xung đột vũ trang ở miền Đông làm cho nền kinh tế Kiev ngày càng kiệt quệ, món nợ 3 tỷ USD với Nga cũng khiến Ukraine đứng bên bờ vực của sự vỡ nợ, mà sự đổ vỡ.

Ccác chuyên gia kinh tế không nhận thấy có dấu hiệu lạc quan nào cho sự phục hồi của nền kinh tế Ukraine vốn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.

'Con thuyền kinh tế' Ukraine rồi sẽ đi về đâu? ảnh 1

Tương lai kinh tế Ukraine rất mịt mờ, tiếp tục đà suy giảm trong năm 2016.

Tổng thống Nga Putin ngày 22/12 tuyên bố, đàm phán với Ukraina về vấn đề hội nhập kinh tế với EU vẫn sẽ được tiếp tục. “Chúng tôi muốn điều chỉnh quan hệ với các đối tác của mình”. Trong khi đó, Kiev và EU cho rằng, Nga cố tình để cho tình hình đi vào bế tắc. “Trò chơi đã kết thúc, các bên đã ra về và báo chí hôm nay đưa ra nhận định, phái đoàn Nga đã phá vỡ đàm phán”.

Lý giải cho nhận định của mình, EU và Kiev đưa ra dẫn chứng, từ ngày 1/1/2015, để bảo vệ cho thị trường của mình, Nga đã áp thuế trở lại đối với Ukraina – ngừng thực hiện Hiệp ước về khu vực thương mại tự do SNG đối với Ukraine, đồng thời đưa ra lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ Ukraine như đối với quốc gia ủng hộ trừng phạt chống Nga.

Liên quan đến món nợ 3 tỷ USD với Nga, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Alexey Ulyukaev cho biết, 100% Tòa án Quốc tế sẽ phán quyết vấn đề này theo hướng có lợi cho Moscow. Vậy, tương lai nào đang chờ đợi nền kinh tế Ukraine trong năm 2016? Tình cảnh này được nhìn nhận thế nào khi so sánh với cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga hiện nay? Dưới đây là một số nhận định của giới chuyên gia phân tích:

Igor Nicolaev, Giáo sư trường Đại học Kinh tế: “Liên quan đến khả năng vỡ nợ của Ukraine, nếu để vấn đề diễn ra theo thỏa thuận của Tòa thì Kiev sẽ buộc phải trả món nợ 3 tỷ USD cho Nga, còn nếu theo phán quyết của Tòa thì tiến trình kiện tụng sẽ diễn ra rất lâu, phải mất vài tháng, thậm chí tới cả năm. Tuy vậy, vỡ nợ không phải là nguyên nhân chính và duy nhất cho thực trạng nền kinh tế Ukraina hiện nay”.

Theo số liệu thống kê, năm 2015, sự sụt giảm của nền kinh tế Ukraina rơi vào khoảng 12% GDP và tiếp tục duy trì trong năm 2016, song có khá hơn một chúng so với năm 2015, khoảng vài phần trăm GDP. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc suy giảm liên tiếp này là do Kiev không thể thỏa thuận với Nga về việc gia nhập EU.

Thực sự là năm 2016 có một chút lạc quan đối với Ukraine bởi khả năng có điều gì đó tồi tệ hơn những gì Ukraine đang phải đối mặt hiện nay sẽ không xảy ra. Do đó, nếu Ukraina có thể vượt qua thách thức trong quan hệ thương mại với Nga trong năm 2016 thì tình hình sẽ có chút biến chuyển lạc quan.

So sánh khủng hoảng kinh tế ở Ukraine và ở Nga hiện nay rõ ràng nhận thấy có sự khác biệt khá lớn. Ở Ukaina, khủng hoảng diễn ra chậm song lại dai dẳng, còn ở Nga tuy có khốc liệt hơn nhưng lại diễn ra nhanh.

Như vậy, nếu so về hậu quả và những tác động thì gần như cả hai cuộc khủng hoảng này là như nhau. Nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế của Nga trong năm 2015 là 4%, trong khi của Ukraine gần như là bằng 0.

Tuy nhiên, bước sang năm 2017, Ukraine vẫn tiếp tục đà suy giảm, trong khi kinh tế Nga khi đó có thể bắt đầu được phục hồi. Lựa chọn phương đi theo phương án nào, cả Nga và Ukraine đều đã có sự lựa chọn riêng cho mình, song như mọi người vẫn thường nói “một kết cục đáng sợ còn tốt hơn là cơn ác một không có hồi kết”.

Nikita Krichevski, Tiến sỹ kinh tế: “Năm 2015, khoảng 19% ngân sách của Ukraina chủ yếu dành cho việc trả nợ bên ngoài, Kiev chi rất ít cho các chương trình xã hội trong nước. Theo thống kê đến tháng 11/2015, tỷ lệ lạm phát ở Ukraine là trên 50% và dự trữ của Ngân hàng Nhà nước là khoảng 13 tỷ USD. Mấy năm trở lại đây, Nga đều là đối tác thương mại chính của Ukraine. Do đó, từ bỏ Nga, Kiev sẽ mất gần 13 tỷ USD, đồng thời mất cả kim ngạch thương mại hai chiều đang ở mức 50 tỷ USD.

Cuối cùng thì kinh tế cũng chính là những “nhà tiêu dùng”. Ukraine cần phải chuẩn bị cho sự sụp đổ hàng loạt, trước tiên là trong lĩnh vực nông nghiệp khi tham gia liên kết và hội nhập kinh tế với EU bởi hàng hóa phương Tây vốn được bảo hộ của Nhà nước nên sẽ rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của Ukraine. Điều này sẽ kích thích được tiêu dùng ở Ukraine.

Tuy nhiên, ở phương Tây, hàng hóa của Ukraine lại ế ẩm, không có nhu cầu bởi chất lượng thấp hơn nhiều so với hàng hóa và sản phẩm ở địa phương. Khi đó, hậu quả sẽ thật kinh khủng, người làm nông nghiệp Ukraine sẽ sống chủ yếu bằng sản xuất thuần túy và trợ cấp thất nghiệp.

Hiện nay, Nga đang có nhiều cơ hội để tham gia vào quỹ đạo tăng trưởng bền vững hơn là Ukraine bởi kinh tế Kiev phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp nên chưa thể xác định được thời điểm Kiev có thể thoát khỏi khủng hoảng.

Thực tế chỉ ra, quốc gia đang phải đối mặt với xung đột nội bộ như xung đột ở miền Đông, vùng Donbass thì khả năng phôi phục nền kinh tế trở lại thời điểm trước khủng hoảng cũng phải mất tới 15 năm.

Hữu Kỷ

Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.