Công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng – Kỳ 3: “Giải cứu” dự án như thế nào?

(Ngày Nay) - Công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng sẽ được xem xét thực hiện việc thanh toán bằng quỹ đất là các khu đất đã xác định trong Hợp đồng BT theo quy định hiện hành.
Cống Tân Thuận cũng đã thành hình, khoảng 10 công nhân đang thi công hoàn thiện với tốc độ cầm chừng các hạng mục.
Cống Tân Thuận cũng đã thành hình, khoảng 10 công nhân đang thi công hoàn thiện với tốc độ cầm chừng các hạng mục.

Thiếu sót về thẩm quyền quyết định thanh toán

Về khắc phục các thiếu sót nêu tại Điều 1 Nghị quyết số 40/NQCP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ:

Căn cứ theo nội dung Thông báo các buổi họp của Văn phòng Chính phủ (Thông báo số 370/TB-VPCP ngày 09 tháng 8 năm 2024, Thông báo số 455/TB-VPCP ngày 05 tháng 11 năm 2023 và ý kiến góp ý của Bộ Tài chính tại Công văn số 7246/BTC-ĐT ngày 12 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân Thành phố nhận thấy vướng mắc lớn nhất của dự án là phải đảm bảo được Hợp đồng BT ký kết đúng quy định.

Thực hiện chỉ đạo tại Mục 3 Thông báo số 370/TB-VPCP ngày 09 tháng 8 năm 2024, theo Điều 1 Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố nhận thấy dự án có 02 thiếu sót bao gồm: (i) Phương án thanh toán cho nhà đầu tư và (ii) thẩm quyền quyết định chủ trương sử dụng vốn nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư dự án.

Để đảm bảo được Hợp đồng BT ký kết đúng quy định, dự án sẽ phải khắc phục 02 thiếu sót đã nêu. Những thiếu sót liên quan đến chủ trương sử dụng vốn nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư đã được Kiểm toán Nhà nước kết luận và đề nghị UBND TP.HCM khắc phục tại Thông báo số 314/TB-KTNN ngày 06/7/2018 kết luận kiểm toán.

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước đề nghị UBND Thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp gần nhất do Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP.HCM đã quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhóm A là Hội đồng nhân dân Thành phố.

Thực hiện theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, UBND Thành phố đã có Báo cáo số 201/BC-HĐND ngày 05/12/2019 báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố để khắc phục thiếu sót nêu tại Nghị quyết số 40/NQCP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ.

Thiếu sót về phương án thanh toán

Đối với thiếu sót về phương án thanh toán cho nhà đầu tư, căn cứ theo các quy định của pháp luật, nếu triển khai thực hiện dự án BT trong thời điểm Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 có hiệu lực thì phải thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất. Nếu tại thời điểm quyết toán có sự chênh lệnh giữa giá trị dự án BT với giá trị quỹ đất thì mới tiến hành thanh toán bằng tiền cho phần chênh lệch này.

Công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng – Kỳ 3: “Giải cứu” dự án như thế nào? ảnh 1

Đồi sống người dân bị xáo trộn bởi triều cường gây ngập. (Ảnh chụp từ camera giao thông tại góc đường Huỳnh Tấn Phát - Phạm Hữu Lầu, Quận 7, TP.HCM).

Bên cạnh đó, các văn bản, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sau này cũng không nêu rõ ý kiến về việc chấp thuận cho Thành phố được thực hiện việc thanh toán bằng tiền đối với dự án BT với tỷ lệ thanh toán bằng tiền (85%) và bằng đất (15%) như UBND Thành phố đã báo cáo tại Công văn số 6822/UBND-QLDA ngày 06/11/2015.

Quá trình thực hiện, TP.HCM đã đàm phán, ký kết Hợp đồng, Phụ lục Hợp đồng để triển khai xây dựng công trình. Theo đó, Thành phố thanh toán cho Nhà đầu tư bằng quỹ đất tương đương 16% giá trị quyết toán dự án (khoảng 1.588 tỷ đồng). Các quỹ đất thanh toán: Lô C8A, Khu A, Khu Đô thị mới Nam Thành phố (Phường Tân Phú, Quận 7, tương đương 5.500m2), Khu đất số 232 Đỗ Xuân Hợp (Phường Phước Long A, Thành phố Thủ Đức, tương đương 17.573,5m2), 762 Bình Quới (Phường 27, Quận Bình Thạnh, tương đương 4.298m2).

Phần thanh toán bằng tiền tương đương 84% giá trị quyết toán dự án (khoảng 8.380 tỷ đồng). Thời gian thanh toán bằng tiền sẽ tính đến tháng 5 năm 2026. Thời gian ân hạn 3 năm. Mức lãi suất: 3%/năm. Trong đó, lãi suất tái cấp vốn 2% và chi phí quản lý 1%.

Tại điều 2 Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01/4/2021, Chính phủ cho phép áp dụng các tài liệu pháp lý đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Tuy nhiên, tại điều 3 của Nghị quyết, Chính phủ cho tiếp tục nhưng vẫn yêu cầu thanh toán đúng quy định nên đòi hỏi Hợp đồng phải được ký kết đúng quy định.

Vì vậy, tại cuộc họp Tổ Công tác Chính phủ ngày 08/8/2024, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, có sự thay đổi về quy định thanh toán đối với dự án BT. Cụ thể, trước đây Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 quy định cơ chế thanh toán hợp đồng BT bằng quỹ đất và tiền mà không quy định về tỉ lệ cũng như thứ tự thanh toán.

Đến năm 2015, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định dự án BT chỉ được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác. Đối với dự án này, tại Thông báo số 285/TB-VPCP ngày 20/8/2015, Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND TP.HCM được áp dụng cơ chế đặc thù để thanh toán bằng quỹ đất, trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán nhỏ hơn giá trị dự án BT, được thanh toán bằng ngân sách thành phố đối với phần chênh lệch.

Tiếp đó, tại Điều 2 Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01/4/2021 cũng cho phép Thành phố được tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo cơ chế đặc thù đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Thông báo số 285/TB-VPCP ngày 20/8/2015. Từ đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định việc xác định tỉ lệ thanh toán bằng quỹ đất/tiền thuộc thẩm quyền quyết định của Thành phố.

Ngoài ra, đại diện Kiểm toán Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến đề nghị Thành phố nghiên cứu theo hướng ưu tiên thanh toán Hợp đồng BT bằng quỹ đất, phần chênh lệch sẽ được thanh toán bằng tiền để đảm bảo bám sát nguyên tắc của quy định hiện hành.

Như vậy, UBND TP.HCM nhận thấy để khắc phục thiếu sót liên quan đến phương án thanh toán cho nhà đầu tư cần phải điều chỉnh phương án thanh toán của Hợp đồng BT đã ký kết theo hướng thanh toán bằng quỹ đất trước cho nhà đầu tư; tương ứng với phần giá trị dự án BT hoàn thành theo tiến độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 10 Điều 6 Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến phương án thanh toán dự án, tại Quyết định số 5967/QĐ-UBND ngày 12/11/2015, UBND TP.HCM đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi. Cụ thể, cơ chế thanh toán: thanh toán bằng quỹ đất, có thể sạch hoặc chưa bồi thường. Trong trường hợp giá trị quỹ đất nhỏ hơn giá trị Hợp đồng dự án BT, giá trị thanh toán bằng tiền (phần chênh lệch) là hiệu số giữa giá trị Hợp đồng dự án BT và giá trị quyền sử dụng đất của quỹ đất thanh toán cho Nhà đầu tư (theo khả năng tối đa quỹ đất mà Thành phố có thể cân đối).

Công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng – Kỳ 3: “Giải cứu” dự án như thế nào? ảnh 2

Dù trời không mưa, nhưng người dân vẫn phải khổ sở mỗi khi triều cường dâng (Ảnh chụp từ camera giao thông tại góc đường Nguyễn Lương Bằng - Hoàng Quốc Việt, Quận 7, TP.HCM).

Việc xác định các khu đất thanh toán cũng như tỉ lệ thanh toán bằng quỹ đất 16%, bằng tiền 84% được xác định cụ thể tại Hợp đồng BT và Phụ lục 01 phương án tài chính kèm theo Hợp đồng. Trường hợp cần điều chỉnh lại Hợp đồng BT thì sẽ điều chỉnh theo đúng Thông báo số 285/TB-VPCP ngày 20/8/2015 của Văn phòng Chính phủ, Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng Chín phủ và Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ.

Tại Công văn số 7246/BTC-ĐT ngày 12/7/2024, Bộ Tài chính đề nghị UBND TP.HCM “đàm phán ký kết lại Hợp đồng BT theo đúng quy định của pháp luật theo chỉ đạo của Chính phủ làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo”. Đồng thời, tại cuộc họp ngày 08/8/2024, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận định việc xác định tỉ lệ thanh toán bằng quỹ đất/tiền thuộc thẩm quyền quyết định của Thành phố.

UBND Thành phố thống nhất kiến nghị Ban cán sự đảng UBND Thành phố trình Ban Thường vụ Thành ủy thông qua chủ trương cho phép điều chỉnh phương án thanh toán của Hợp đồng BT đã ký kết theo hướng thanh toán bằng quỹ đất trước cho nhà đầu tư tương ứng với phần giá trị dự án BT hoàn thành theo tiến độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, phần chênh lệch sẽ được thanh toán bằng tiền để đảm bảo phù hợp với quy định tại thời điểm ký kết Hợp đồng.

Sau khi điều chỉnh Phụ lục Hợp đồng BT thì dự án cơ bản khắc phục các thiếu sót nêu và có đủ cơ sở để thanh toán các khu đất đã xác định trong Hợp đồng BT theo quy định hiện hành. Đối với các khu đất đã xác định trong Hợp đồng BT, UBND TP.HCM thực hiện trình tự thanh toán quỹ đất như các dự án BT thông thường theo quy định.

Đề xuất phương án tháo gỡ vướng mắc của UBND TP.HCM

Xét tính chất đặc thù của dự án, trên cơ sở đồng thuận của Nhà đầu tư, Ngân hàng BIDV tại cuộc họp ngày 10/9/2024, UBND TP.HCM đã đề xuất phương án tháo gỡ vướng mắc. Cụ thể, do tổng mức đầu tư dự án đã có sự thay đổi, thời gian thực hiện dự án đã hết, việc ký kết hợp đồng và thực hiện có một số thiếu sót, để đảm bảo cơ sở pháp lý, cần triển khai thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án.

Tuy nhiên, thực tế, thủ tục điều chỉnh tổng thể dự án rất phức tạp, do quy định của pháp luật, mất nhiều thời gian và cần thương thảo thống nhất với Ngân hàng BIDV và Nhà đầu tư về cách tính lãi vay. Do đó, Thành phố đề xuất thực hiện điều chỉnh điều khoản về thanh toán trong hợp đồng song song với việc điều chỉnh tổng thể dự án.

Theo đó, thực hiện đồng thời thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để làm cơ sở ký kết Phụ lục Hợp đồng BT thay đổi phương án thanh toán. Sau khi điều chỉnh Phụ lục Hợp đồng BT thì dự án cơ bản khắc phục các thiếu sót nêu tại Điều 1 Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021.

UBND TP.HCM xác định, đây chính là cơ sở để Thành phố có thể bắt đầu thực hiện việc thanh toán bằng quỹ đất là các khu đất đã xác định trong Hợp đồng BT theo quy định hiện hành. Qua đó, giải quyết được nguồn vốn cho Nhà đầu tư thực hiện hoàn thành công trình và giảm bớt chi phí phát sinh lãi vay trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án.

Tháng 9/2024, UBND Thành phố có công văn báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về phương án giải quyết vướng mắc trong thực hiện dự án và báo cáo Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội Khóa XV.

Loạt bài "Những dự án chống ngập “hóa vàng” ngân sách":

Bài 1: “Bức tranh” chống ngập của TP.HCM hiện nay như thế nào?

Bài 2: Cống kiểm soát triều và trạm bơm 20 năm dang dở

Bài 3: Dự án 10.000 tỷ đồng xây 90% rồi "đắp chiếu"

Bài 4: Siêu máy bơm “chắp vá” đường Nguyễn Hữu Cảnh

Bài 5: Các công trình chống ngập vẫn “ì ạch”

TIN LIÊN QUAN
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.