Cuộc sống đầy sợ hãi của Kim Jong Nam qua lời bạn thân

(Ngày Nay) - Người bạn thân thời niên thiếu của Kim Jong Nam cho rằng những chính biến ở Triều Tiên khiến ông này từ thiếu niên sôi nổi trở thành người chọn cách sống ẩn dật.
Ông Kim Jong Nam đến Bắc Kinh năm 2007.
Ông Kim Jong Nam đến Bắc Kinh năm 2007.
Trong cuộc phỏng vấn riêng với báo Guardian, một người bạn thân thiết nhất của Kim Jong Nam đã chia sẻ nhiều điều về nét tính cách cởi mở của ông này, cũng như cuộc sống trong sợ hãi đến tận lúc chết.
Trong hai năm qua, Kim Jong Nam thỉnh thoảng đến thăm Geneva (Thụy Sĩ), nơi ông từng du học. Chuyến đi gần nhất được cho là cách đây vài tháng. Dịp này, Kim Jong Nam đã gặp gỡ Anthony Sahakian là bạn thân của ông từ thời phổ thông.
Tự lái Mercedes khi 15 tuổi
Ông Kim Jong Nam được hưởng nền giáo dục ở nước Nga rồi đến Thụy Sĩ. Đây cũng là nơi ông gặp người bạn Sahakian khi họ khoảng 13 tuổi. Thoạt đầu, Kim Jong Nam chỉ tự giới thiệu một cách khiêm tốn rằng ông là con trai của một đại sứ.
"Khi đó tôi không hề biết gì về sự khác biệt giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Cậu ấy là một đứa trẻ rất vui nhộn, tử tế và hào phóng", Sahakian nhớ lại.
Tuy nhiên, một trong những ký ức ấn tượng nhất của Sahakian chính là khi người bạn thân xuất hiện bên cạnh chiếc Mercedes-Benz 600 sang trọng thời đó. "Cậu ấy tự lái xe. Điều đó khiến tôi ngạc nhiên vì hai đứa chỉ mới 15 tuổi".
Đến khi trở về nước, Kim Jong Nam đã là một thanh niên trưởng thành và thừa hưởng tinh thần giáo dục phương Tây. Do vậy, ông cảm thấy mình khác biệt ngay tại quê hương Triều Tiên.
Nỗi lo về cuộc sống bị đe dọa càng tăng thêm sau khi Kim Jong Nam bị phát hiện tìm cách đến Nhật Bản bằng hộ chiếu Cộng hòa Dominica giả hồi năm 2001. Sau năm này, Kim Jong Nam bước vào cuộc sống lưu vong. Ông cùng vợ con đến Macau, thỉnh thoảng là Singapore. Ông cũng có nhà ở Bắc Kinh.
Thỉnh thoảng, cánh phóng viên phát hiện Kim Jong Nam ở các nhà hàng hoặc sân bay ở Indonesia, Pháp... Ông vận trang phục thoải mái như quần jean, áo thun và mỉm cười với các phóng viên. Có lần, Kim Jong Nam từng khẳng định rõ với cánh báo chí rằng "tôi không đào tẩu".
Năm 2012, nhà báo Nhật Yoji Gomi xuất bản quyển sách chỉ trích chế độ quyền lực cha truyền con nối khiến Kim Jong Nam quyết định giữ im lặng hoàn toàn.
Năm 2013, Kim Jong Un ra lệnh xử tử chú dượng Jang Song Thaek. Ông Jang từng được xem là nhân vật thứ 2 ở Triều Tiên và rất gần gũi với Kim Jong Nam. Nguyên nhân vụ hành quyết được cho là trừng phạt Jang vì âm mưu lật đổ.
Hàng loạt biến cố đã khiến Kim Jong Nam từ một người có cá tính hướng ngoạiphảthu mình và sống kín đáo để giữ mạng.
Cuộc sống đầy sợ hãi của Kim Jong Nam qua lời bạn thân ảnh 1Kim Jong Nam khi còn nhỏ bên bà ngoại.

Sống trong sợ hãi

Những lần Kim Jong Nam đến Geneva, họ gặp nhau hầu như hàng ngày để uống cà phê hoặc tản bộ. Trong những cuộc trò chuyện, Kim Jong Nam đã kể với Sahakian về người em cùng cha khác mẹ đầy quyền lực và việc ông bị chính quyền Triều Tiên xem là mối đe dọa như thế nào.
"Chúng tôi đã thảo luận về tình hình Triều Tiên và người em của ông ấy", Sahakian nói.
Với tư cách con ruột của Kim Jong Il, ông Kim Jong Nam vẫn có thể đạt được vị trí quan trọng xứng đáng. Mặt khác, theo lời người bạn thân, "ông ấy không có ý chí đủ mạnh để bước vào thế giới chính trị khắc nghiệt của Triều Tiên".
Trong những năm duy trì tình bạn, Sahakian cho biết Kim Jong Nam đã nhiều lần chia sẻ về nỗi lo sợ cuộc sống có thể kết thúc sớm. "Ông ấy thực sự rất lo lắng và rơi vào tình trạng hỗn loạn", Sahakian nói.
Do vậy, được sống nhưng cuộc sống cũng không dễ dàng như bình thường. "Bạn phải chịu một sức ép rất lớn. Khi là con trai của một lãnh đạo như vậy thì anh còn có thể làm được gì? Bước vào ngân hàng Goldman Sachs xin việc ư? Cuộc sống của Kim Jong Nam không hề dễ dàng".
Ông Sahakian khẳng định Kim Jong Nam không phải là "quái vật" với những tính xấu như giới truyền thông miêu tả. "Ông ấy không nghiện bài bạc, không phải kẻ ưa tán tỉnh phụ nữ. Ông ấy có thể từng bị phát hiện chơi bài, say xỉn. Ông ta thích phụ nữ. Nhưng những điều này thì có gì sai trái", Sahakian phản biện.
Theo Zing
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.