Cuộc suy thoái toàn cầu tiếp theo có thể bắt đầu ở châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc suy thoái toàn cầu tiếp theo có thể bắt đầu ở châu Âu
Một khu chợ địa phương ở Nice, Pháp hôm 7/6/2023. Ảnh: Reuters
Một khu chợ địa phương ở Nice, Pháp hôm 7/6/2023. Ảnh: Reuters

Theo đài Sputnik, tỷ lệ lạm phát hàng năm của khu vực đồng euro đã giảm từ mức 6,1% trong tháng 5 xuống 5,5% trong tháng 6. Trong khi một năm trước đó, tỷ lệ này đạt mức 8,6%. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Luongo, còn quá sớm để lạc quan vì lạm phát cao hơn sắp quay trở lại châu Âu vào cuối năm nay. Hơn nữa, suy thoái kinh tế đã bắt đầu nhấn chìm khối này, do chính sách năng lượng thiếu sót và các đợt tăng lãi suất mạnh của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

ECB tăng lãi suất sẽ gây ra thảm họa?

Theo ông Luongo, Chủ tịch ECB Christine Lagarde dường như nhận thức được rằng khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, mặc dù lạm phát đang chậm lại. Biện pháp của ECB là tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 7 và sau đó. Tháng 6 vừa qua, ECB đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm. Tuy nhiên, nhà phân tích tài chính này nhấn mạnh biện pháp này sẽ chẳng giúp ích được gì.

Ông Luongo giải thích ECB không đủ khả năng tiếp tục tăng lãi suất vào thời điểm này bởi Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) thực sự đã phá sản.

“Hai tuần trước, một kiểm toán viên người Đức đã xuất hiện và nói: 'Hãy nhìn xem, Bundesbank không còn vốn chủ sở hữu sau khi mua khoản nợ trị giá 3,5 nghìn tỷ USD' của chính mình. Phần còn lại của khoản tiền đó để hỗ trợ thị trường trái phiếu. Họ đang đối phó với lạm phát cơ cấu và tình trạng này sẽ không biến mất. Chủ tịch ECB Lagarde cuối cùng đã thừa nhận điều đó”, ông nói thêm.

Một số quốc gia thành viên EU cũng nhận ra rằng tăng lãi suất chẳng thể kiểm soát lạm phát. Cuối tháng trước, Thủ tướng Iatly Giorgia Meloni đã chỉ trích chính sách của ECB, nói rằng “thuốc chữa” này có thể còn tệ hơn “căn bệnh”. Theo chuyên gia Luongo, những lo ngại của ông Meloni là hợp lý, vì hoạt động sản xuất của Iatly đã giảm vào tháng 6 với tốc độ nhanh nhất trong ba năm qua. S&P Global cũng dự báo rằng đà giảm của Iatly sẽ trầm trọng hơn khi ECB không ngừng tăng lãi suất.

Nhà phân tích Luongo lưu ý rằng do liên tục tăng lãi suất, nên Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang phải chứng kiến đồng euro và đồng bảng Anh mạnh hơn dự đoán. Đồng thời, ông ước tính rằng giá trị của những loại tiền tệ này hiện được định giá cao hơn khoảng 15%. Tuy nhiên, một loại tiền tệ có giá trị cao hơn sẽ giúp cho hàng xuất khẩu của một quốc gia trở nên đắt đỏ hơn ở thị trường nước ngoài.

“Châu Âu sẽ làm gì với thị trường xuất khẩu của khối, vốn không phải là thế mạnh ngay từ đầu?”, nhà kinh tế Loungo nói.

Trong khi đó, giá năng lượng tăng là một thách thức khác đối với EU. Chuyên gia này Loungo lưu ý rằng nền kinh tế châu Âu từ lâu đã phụ thuộc vào nguồn năng lượng tương đối rẻ. Sau khi áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng sâu rộng đối với Nga, và các chính sách “năng lượng xanh” trước đó nhắm vào nhiên liệu hóa thạch, giá năng lượng ở châu Âu đã tăng 60% vào năm 2022.

Trong hai quý đầu năm 2023, châu Âu chứng kiến chi phí năng lượng giảm do mùa đông ôn hòa, lượng dự trữ dồi dào, nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đều đặn và trên hết là mức tiêu thụ thấp hơn. Tuy nhiên, Luongo dự đoán giá dầu và khí đốt sẽ sớm tăng trở lại.

“Vì người châu Âu đã cắt nguồn cung khí đốt và dầu mỏ giá rẻ của Nga, họ sẽ phải tìm đến các nguồn cung khác với giá rất cao. Và Tổng thống Mỹ Biden sẽ phải ngừng tiêu thụ khí đốt từ Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) để hỗ trợ cho nhu cầu năng lượng của châu Âu. Chính sách đó sẽ được thực thi”, ông Loungo cho hay.

Ngoài ra, chi phí năng lượng cao hơn có thể gây ra lạm phát tăng đột biến. Đây là một trong những lý do tại sao chuyên gia này cho rằng lạm phát sẽ quay trở lại vào cuối năm nay. Ông Luongo cũng tin rằng sẽ có một làn sóng lạm phát đẩy chi phí hàng hóa tăng cao.

Lạm phát ở EU có thể gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới?

Trong năm qua, các chuyên gia đã dự đoán rằng một cuộc suy thoái toàn cầu mới theo kiểu năm 2008 có thể tái diễn với nền kinh tế thế giới. Và phần lớn các nhà phân tích cho rằng bong bóng suy thoái mới này có thể đến từ Mỹ.

Tuy nhiên, theo ông Luongo, nhiều khả năng cuộc suy thoái toàn cầu tiếp theo, nếu diễn ra, sẽ bắt nguồn từ châu Âu, do lạm phát tràn lan và sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Điềm báo đầu tiên về nguy cơ này đó là Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ sụp đổ vào tháng 3/2023.

“Chủ tịch ECB Lagarde sẽ quyết định bắt đầu sử dụng đồng euro kỹ thuật số vào tháng 10, vì bà ấy cần thực hiện điều đó. Lagarde biết rằng sắp có một cuộc khủng hoảng ngân hàng và bà ấy cần phải làm điều gì đó quyết liệt để vô hiệu hóa tất cả các khoản nợ không thể trả”, ông Loungo nói.

Vào đầu năm 2015, ECB đã khởi động các chương trình nới lỏng định lượng (QE) quy mô lớn khiến nền kinh tế khu vực đồng euro chậm lại đáng kể. Trong nhiều năm, lãi suất của ECB đã ở mức gần bằng 0, trong khi từ tháng 9/2019 đến tháng 7/2022, lãi suất đã ở mức âm. Giới chức cho rằng chương trình này giúp ngăn lạm phát xuống mức thấp.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020, tỷ lệ lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu thậm chí còn giảm hơn nữa khiến các quốc gia thành viên trong khối phải chi tiêu nhiều hơn.

Theo các nhà quan sát quốc tế, dường như việc tăng lãi suất cơ bản không phải là mối lo ngại đối với ECB vào thời điểm đó. Cuối cùng, vào năm 2021, lạm phát bắt đầu tăng cao và ECB đã đi đến một thái cực khác bằng cách mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ của khối.

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.