Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2020 ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp THCS học nghề

Đó là mục tiêu đặt ra ở Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn do UBND TP Đà Nẵng ban hành.
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng UBND TP giao Sở GD-ĐT tham mưu để đưa nhiệm vụ giáo dục hư
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng UBND TP giao Sở GD-ĐT tham mưu để đưa nhiệm vụ giáo dục hư

Đề án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của thành phố, quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.

Theo đó, kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020, khoảng 50% trường THCS, 50% trường THPT tại TP Đà Nẵng có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; khoảng 50% trường THCS, 50% trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

Phấn đấu ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ chứng chỉ nghề, sơ cấp, trung cấp; ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, đại học kỹ thuật.

Đến năm 2025, phấn đấu 100% trường THCS và THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 100% trường THCS và THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ chứng chỉ nghề, sơ cấp, trung cấp; ít nhất 35% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, đại học kỹ thuật.

Để đạt được mục tiêu đề ra, một số nhiệm vụ, giải pháp được kế hoạch đề ra như: nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường THCS, THPT; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông; bổ sung, hoàn thiện văn bản chỉ đạo về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông…

UBND TP giao Sở GD-ĐT tham mưu để đưa nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông vào chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố hàng năm, từng giai đoạn; xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh; bố trí kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại một số trường trung học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên triển khai mô hình điểm về giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và thường xuyên rà soát đề xuất hoàn thiện các chính sách hỗ trợ học nghề nghiệp theo quy định hiện hành như chính sách miễn, giảm học phí; chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ… Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn phối hợp với Sở GD-ĐT xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp phù hợp với từng địa phương và thị trường lao động. Cùng đó cử cán bộ, giáo viên triển khai các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trung học tại các trường THCS, THPT.

UBND TP cũng đề nghị các trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên đưa vào chương trình đào tạo các nội dung về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông. Cùng đó, rà soát lại các điều kiện tổ chức các lớp học văn hóa kết hợp đào tạo nghề tại địa phương, trong đó cần chú trọng đến ngành nghề phù hợp nhu cầu và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm thu hút học sinh đăng ký tham gia học nghề. Ngoài ra, chủ động, phối hợp gắn kết với các doanh nghiệp nhằm cung ứng, giải quyết việc làm cho học sinh sau đào tạo.

Theo Vietnamnet
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.
Viện Tim TP Hồ Chí Minh
Trang web của Viện Tim TP Hồ Chí Minh bị tấn công lấy số khám bệnh
(Ngày Nay) - Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chiều 27/3, cho biết, trang web lấy số khám bệnh Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh đã bị hacker tấn công gây nên tình trạng gia tăng đột biến số lượt đăng ký khám bệnh. Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc và chưa ghi nhận rò rỉ thông tin người bệnh ra bên ngoài.