Đại dịch thúc đẩy chợ đen y tế tại Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong tình cảnh mẹ mình đang trong tình trạng nguy kịch nhưng bệnh viện lại cạn kiệt thuốc, Pranay Punj không còn cách nào khác phải tìm tới chợ đen để mua thuốc với giá cắt cổ.
Đại dịch thúc đẩy chợ đen y tế tại Ấn Độ

Tại thành phố Patna (bang Bihar), Pranay Punj phải chạy từ tiệm thuốc này sang tiệm thuốc khác để tìm kiếm loại thuốc kháng virus remdesivir cho mẹ mình.

Cuối cùng, Punj cũng tìm được một dược sĩ cho biết loại thuốc này chỉ còn ở ngoài chợ đen với giá 100.000 rupee (hơn 30 triệu đồng), gấp 30 lần giá thông thường và gấp 3 lần mức lương trung bình hàng tháng của một người làm nhân viên văn phòng tại Ấn Độ.

Dù không đủ tiền, Punj vẫn may mắn được một người họ hàng cho thuốc, vợ của người này đã chết vì COVID-19.

Nhưng cơn ác mộng chỉ mới bắt đầu. Nửa đêm, Punj nhận được cuộc gọi thông báo bệnh viện đã hết oxy, mẹ anh một lần nữa rơi vào hiểm cảnh.

"Vài giờ sau, chúng tôi đã gom đủ tiền để chuyển mẹ tới một bệnh viện tư nhân với chi phí rất cao", Punj kể lại.

Tình cảnh của Punj đang diễn ra trên khắp Ấn Độ, nơi hàng triệu người bệnh lâm vào cảnh cạn kiệt nguồn thuốc, oxy và giường bệnh.

Mặc dù được coi là "hiệu thuốc của thế giới", nhưng các nhà sản xuất thuốc lớn nhất Ấn Độ đã không thể đáp ứng nhu cầu về thuốc kháng virus như remdesivir và favipiravir.

Ở phía bắc thành phố Lucknow (thủ phủ của bang Uttar Pradesh), Ahmed Abbas bị tính phí 45.000 rupee (khoảng 13 triệu đồng) cho một bình oxy 46 lít, gấp 9 lần giá bình thường.

"Họ yêu cầu tôi trả tiền trước và chỉ được giao bình vào ngày hôm sau", người đàn ông 34 tuổi nói.

Cuộc khủng hoảng y tế đã khiến Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hứng chịu làn sóng chỉ trích từ phía dư luận vì vẫn cho phép các cuộc tụ họp tôn giáo lớn được diễn ra.

Bộ trưởng Thương mại Piyush Goyal cuối tuần trước đã lên tiếng tố cáo "các bác sĩ cho bệnh nhân thở oxy không cần thiết".

“Bệnh nhân chỉ nên được thở oxy chỉ khi cần thiết", ông Goyal tuyên bố với báo giới.

Chính quyền New Delhi hiện đang có kế hoạch nhập khẩu 50.000 tấn oxy và đã thiết lập một dịch vụ tàu đặc biệt có tên "Oxygen Express" để vận chuyển các bình khí đến các bang bị ảnh hưởng nặng nề.

Raman Gaikwad, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Sahyadri ở thành phố Pune, đề xuất giải pháp cho cuộc khủng hoảng này là tạo ra một kho dự trữ thuốc kháng virus khi tình hình dịch bệnh tạm lắng vào năm ngoái, nhưng phương án này đã bị bỏ qua.

Thay vào đó, các nhà sản xuất thuốc remdesivir cho biết rằng các quan chức chính phủ đã yêu cầu họ ngừng sản xuất vào tháng 1/2021 vì làn sóng lây nhiễm đã giảm.

Theo AFP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.