Thái Lan và Campuchia gồng mình chống dịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kể từ tháng 3, Thái Lan và Campuchia đã phải gồng mình chống đỡ làn sóng dịch bệnh COVID-19 mới nhất, gây nguy cơ quá tải hệ thống y tế ở cả hai nước.
Một bệnh viện dã chiến được thiết lập tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: Getty Images
Một bệnh viện dã chiến được thiết lập tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: Getty Images

Một loạt các ca mắc COVID-19 đã được phát hiện ở một tụ điểm giải trí về đêm ở thành phố Bangko của Thái Lan vào tháng trước, ngay trước kỳ nghỉ lễ Songkran, khi nhiều người Thái Lan trở về quê nhà để ăn tết.

Sau khi ghi nhận số ca mắc kỷ lục vào tuần trước, các nhà chức trách Thái Lan đã thắt chặt biện pháp phòng dịch hơn nữa, bao gồm đóng cửa các trường học trong 2 tuần. Các quán bar cũng ngừng hoạt động, trong khi các nhà hàng bị cấm phục vụ rượu và giờ mở cửa của các trung tâm mua sắm bị thu hẹp ở các khu vực như Bangkok.

Giáo sư Anucha Apisarnthanarak tại Đại học Thammasat cho biết các bệnh nhân trong làn sóng hiện tại có các triệu chứng khác nhau, bao gồm phát ban và mắt đỏ. Khoảng 40% bệnh nhân có các triệu chứng bị viêm phổi khi nằm viện, một tỷ lệ lớn hơn nhiều so với các làn sóng trước.

“Trong hai hoặc ba tuần tới, nếu các ca bệnh vẫn gia tăng, chúng tôi có thể gặp phải tình huống mà Tây Ban Nha, Anh hoặc các nước châu Âu đã gặp phải 6 tháng trước vì cơ sở y tế của chúng tôi bị quá tải", giáo sư Anucha nói.

Kể từ ngày 1/4, Thái Lan đã ghi nhận 14.900 ca mắc COVID-19, gần gấp đôi số ca nhiễm nước này có trong cả năm 2020. Thêm 1.390 trường hợp mới được xác nhận vào thứ Hai, thấp hơn mức kỷ lục 1.767 trường hợp được công bố vào hôm Chủ nhật tuần trước.

Đầu tuần này, một bệnh viện dã chiến thứ tư đã được thiết lập tại tại trung tâm thể thao Bangkok Arena, nơi sẽ tiếp nhận các trường hợp không có triệu chứng. Bất kỳ ai có kết quả xét nghiệm dương tính được yêu cầu ở lại cơ sở này để tránh lây nhiễm cho người khác.

Nước láng giềng Campuchia cũng đang gấp rút ngăn chặn làn sóng lây nhiễm xuất hiện từ cuối tháng 2. Tuần trước, Thủ tướng Hun Sen cho biết đất nước này đang "trên bờ vực sinh tử", hiện 2 triệu người tại hai khu vực Phnom Penh và Kandal đã bị phong tỏa. Hàng nghìn giường bệnh đã được đặt trong các sảnh tiệc cưới và trường học.

Campuchia và Thái Lan đều là số ít quốc gia tại Đông Nam Á ghi nhận ít ca mắc COVID-19 trong năm 2020, nhưng kể từ năm 2021 tình hình đã vượt quá tầm kiểm soát.

Theo trang web Our World in Data, Thái Lan hiện đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng về chương trình tiêm chủng, tính đến ngày 17/4 chỉ chưa tới 1% trong tổng số 69,8 triệu người dân nước này được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Cũng theo Our World in Data, trong số các quốc gia Đông Nam Á, Singapore là nước có tiến độ tiêm chủng nhanh nhất, với 19% trong tổng số 5,85 triệu dân được tiêm mũi đầu tiên. Trong khi chỉ có 7,5% trong số 16,72 triệu người Campuchia được tiêm chủng.

Theo The Guardian
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.