Tranh của danh họa Claude Monet được bán với giá 35 triệu USD
Tranh của danh họa Claude Monet được bán với giá 35 triệu USD
(Ngày Nay) - Nhà đấu giá Sotheby's cho biết tối 15/5, bức tranh "Meules a Giverny" của danh họa Claude Monet đã được bán với giá gần 35 triệu USD, đánh dấu khởi đầu vững chắc cho hoạt động đấu giá tác phẩm nghệ thuật vào mùa Xuân ở New York (Mỹ). Bức tranh do họa sĩ trường phái ấn tượng người Pháp Monet vẽ năm 1893.
Ảnh chụp tại Van Gogh Expo, London, tháng 11/2022.
Trải nghiệm nhập vai thực tế ảo London: Bước vào tranh của Van Gogh
(Ngày Nay) - Bạn đã bao giờ mơ ước được bước vào một bức tranh, được tận mắt chứng kiến những sắc màu làm say lòng người, dạo bước giữa đồng hoa hướng dương, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào, ngắm vầng trăng bạc trên cao? Triển lãm “vô thực” Van Gogh – The Immersive Experience chính là tấm vé giúp bạn đặt chân đến một xứ sở diệu kỳ
"The Red Vineyard", tháng 11/1888.
Đâu là lý do khiến Vincent van Gogh không bán được tranh lúc sinh thời?
(Ngày Nay) - Vincent van Gogh là một thiên tài, và cũng là kẻ đơn độc, là một nghệ sĩ tài hoa "bị ngó lơ trong suốt cuộc đời mình". Câu chuyện này đã được nhắc đi nhắc lại để nhấn mạnh về sinh thời khốn khó của vị danh họa. Nhưng đó có phải là tất cả sự thật? 
Mười bức tranh đắt giá nhất của Vincent van Gogh đã được bán đấu giá
10 bức tranh Vincent van Gogh đắt giá nhất
(Ngày Nay) - Những bức tranh của Vincent van Gogh không thường được xuất hiện trên thị trường, và không ngạc nhiên khi chúng thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ cho người bán và các nhà đấu giá. Bài viết sẽ giới thiệu về 10 bức tranh được bán đấu giá cao nhất của Van Gogh, cùng bức vẽ dự kiến lên sàn đấu giá tháng 5 này và có khả năng phá vỡ cục diện Top 10. 
Khung cảnh sắp đặt của “Jean-Michel Basquiat: King Pleasure,” 2022, tại Tòa nhà Starrett-Lehigh. Ảnh: Ivane Katamashvili.
Triển lãm về Jean-Michel Basquiat ra mắt những tác phẩm chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ
(Ngày Nay) - “King Pleasure”, một cuộc triển lãm lớn nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng kính trọng đối với cố nghệ sĩ Jean-Michel Basquiat, được tổ chức bởi hai chị gái của ông, Lisane Basquiat và Jeanine Heriveaux. Triển lãm sẽ trưng bày khoảng 100 bức tranh và bản vẽ được lưu giữ từ lâu trong gia tài của nghệ sĩ và hiếm khi được trưng bày. 
Brandon P. Raines và Katherine Winter, diễn viên vở "Chasing Andy Warhol" của Mara Lieberman. Ảnh: Jenny Anderson.
Vở kịch về cuộc đời danh họa người Mỹ Andy Warhol được trình diễn ngay trên đường phố New York
(Ngày Nay) - Ba mươi lăm năm sau khi qua đời, Andy Warhol vẫn là một cái tên quen thuộc, truyền cảm hứng cho mọi sản phẩm sáng tạo, từ quảng cáo Super Bowl đến loạt phim tài liệu của Netflix. Pop Art, trào lưu mỹ thuật xuất phát từ nghệ thuật đại chúng, gắn liền với tên tuổi của Andy Warhol đã truyền cảm hứng cho vở kịch mới của Mara Lieberman, "Chasing Andy Warhol". Vở kịch đường phố đã đưa khán giả tham gia một chuyến đi đầy say mê theo dấu chân người nghệ sĩ khắp khu phố East Village.
Chiếc đĩa đất có hình vẽ một người phụ nữ (bên trái) có nét tương đồng nổi bật với bức "Chân dung HyangAn" (những năm 1960) của họa sĩ Kim Whanki, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Whanki.
Tranh của danh họa Kim Whanki được tìm thấy trên một chiếc đĩa đất
(Ngày Nay) - Kim Whanki hay Kim Hwan-gi (1913-1974), là một họa sĩ tiên phong cho trường phái tranh trừu tượng ở Hàn Quốc, nổi bật nhất với dòng tranh đơn sắc Dansaekhwa. Các tác phẩm nghệ thuật của Kim Whanki thường tập trung sử dụng họa tiết văn hóa Đông Á như chum, vầng trăng, chòm sao, những dấu chấm. Trong những năm gần đây, tên tuổi Kim Whanki một lần nữa lại gây chú ý trong giới nghệ thuật, khi giá trị các tác phẩm của ông không ngừng tăng lên. 
Họa sĩ Rubens đã vẽ một cảnh của Samson và nàng Delilah được mô tả cảnh trong Kinh thánh, Delilah đã dàn dựng việc cắt tóc của Samson trong khi chàng ngủ, việc có thể khiến chàng dũng sĩ mất hết mọi sức mạnh.
Thêm bằng chứng AI cho thấy bức họa ‘Samson và Delilah’ tại Phòng trưng bày Quốc gia London là giả
(Ngày Nay) - Bức "Samson và Delilah" (1609–10) được treo trong Phòng trưng bày Quốc gia London từ lâu đã bị nghi ngờ về tính xác thực - liệu đây có thực sự là tác phẩm của vị họa sĩ trường phái Baroque, Peter Paul Rubens. Tờ The Guardian đưa tin rằng một nghiên cứu của công ty công nghệ Art Recognition (Thụy Sĩ) đã sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để xác thực, và đã kết luận rằng bức tranh treo tại Phòng trưng bày này có 91% là bản chép lại.
"Salvator Mundi" đã được bán đấu giá 450 triệu đô la (326 triệu bảng Anh) vào năm 2017, từng bị nhiều người tố cáo là đồ giả, và cũng có thời gian biến mất khỏi tầm mắt công chúng. Ảnh: Jérôme Favre / EPA
Phim tài liệu 'The Lost Leonardo': Sự thật đằng sau bức tranh đắt nhất thế giới
(Ngày Nay) - Vào mùa xuân năm nay, phim tài liệu "The Savior for Sale" của Pháp khẳng định Bảo tàng Louvre Paris đã từ chối trưng bày "Salvator Mundi" trong cuộc triển lãm năm 2019 chung với các tác phẩm khác của Leonardo. Thông tin ra mắt bộ phim tài liệu “The lost Leonardo" của nhà làm phim Đan Mạch Andreas Koefoed sau đó đã lập tức thu hút sự chú ý của giới mộ điệu trên toàn thế giới khi hứa hẹn tiết lộ những bí mật đằng sau "Salvator Mundi", bức họa đắt đỏ nhất thế giới.
500 bức ảnh hứa hẹn khám phá mới về Leonardo da Vinci
500 bức ảnh hứa hẹn khám phá mới về Leonardo da Vinci
(Ngày Nay) - Michael Bloomberg, ông trùm ngành truyền thông Mỹ từng nhận xét: “Chúng ta không thể sở hữu được tư chất thiên tài của Da Vinci, nhưng luôn có thể học hỏi từ ông cách tạo động lực cùng sự chú tâm tuyệt đối trong mọi việc”. Với cuốn sách mới của Rosalind Ormiston, độc giả Việt không chỉ được đáp ứng nhu cầu chiêm nghiệm về cuộc đời của bậc vĩ nhân hàng đầu thế giới, mà còn được mãn nhãn với 500 bức minh họa sống động, in trên chất liệu giấy cao cấp.
Từ thế kỷ 19, bức tranh không nguyên vẹn đã được đưa vào bảo tàng Rijksmuseum, và trưng bày tại khu vực trung tâm của Bảo tàng.
Kiệt tác của danh họa Hà Lan Rembrandt được tái hiện toàn bộ với sự trợ giúp của công nghệ
(Ngày Nay) - Bức “The Night Watch” được vẽ vào năm 1642 bởi danh họa Rembrandt đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Hà Lan . Vào năm 1715, “The Night Watch” đã bị xén bớt để có thể lắp được vào bức tường giữa hai cửa ra vào của Tòa thị chính Amsterdam. Các mảnh bị cắt rời ra đã bị thất lạc.