Phim tài liệu 'The Lost Leonardo': Sự thật đằng sau bức tranh đắt nhất thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vào mùa xuân năm nay, phim tài liệu "The Savior for Sale" của Pháp khẳng định Bảo tàng Louvre Paris đã từ chối trưng bày "Salvator Mundi" trong cuộc triển lãm năm 2019 chung với các tác phẩm khác của Leonardo. Thông tin ra mắt bộ phim tài liệu “The lost Leonardo" của nhà làm phim Đan Mạch Andreas Koefoed sau đó đã lập tức thu hút sự chú ý của giới mộ điệu trên toàn thế giới khi hứa hẹn tiết lộ những bí mật đằng sau "Salvator Mundi", bức họa đắt đỏ nhất thế giới.
"Salvator Mundi" đã được bán đấu giá 450 triệu đô la (326 triệu bảng Anh) vào năm 2017, từng bị nhiều người tố cáo là đồ giả, và cũng có thời gian biến mất khỏi tầm mắt công chúng. Ảnh: Jérôme Favre / EPA
"Salvator Mundi" đã được bán đấu giá 450 triệu đô la (326 triệu bảng Anh) vào năm 2017, từng bị nhiều người tố cáo là đồ giả, và cũng có thời gian biến mất khỏi tầm mắt công chúng. Ảnh: Jérôme Favre / EPA

"Salvator Mundi" là một bức sơn dầu trên gỗ kích thước 66 x 47 (cm), mô tả Chúa Jesus mặc áo choàng kiểu Phục hưng, một tay giơ lên cầu phúc, một tay cầm quả cầu pha lê. Bức tranh này do Leonardoda Vinci vẽ vào năm 1506 dưới sự ủy quyền của Vua Pháp Louis XII. "Salvator Mundi" từng thuộc quyền sở hữu của Vua Anh Charles I, Charles II, James II và George III... trước khi bị thất lạc nhiều thế kỷ.

Năm 1900, "Salvator Mundi" xuất hiện trong khung mạ vàng được Sir Francis Cook mua lại để sưu tầm, nhưng thời đó bức họa được cho là tác phẩm của Bernardino Luini - trợ lý của Leonardo. Tới 1958, gia đình này bán lại với giá chỉ 60 USD và bức họa được coi là tác phẩm của Giovanni Boltraffio - học trò của Leonardo.

Bức họa tái xuất hiện trên trang web của một nhà đấu giá nhỏ tại New Orleans, Mỹ, vào năm 2005. Sau đó, "Salvator Mundi" được hai nhà đầu cơ nghệ thuật chuyên nghiệp mua lại với phỏng đoán đây là tác phẩm của danh hoạ Leonardo Da Vinci. Khi đó, bức tranh đã hư hỏng nặng.

Sau khi được trùng tu dưới sự giám sát của Dianne Dwyer Modestini tại Đại học New York, các chuyên gia kết luận rằng đây không phải là tác phẩm của học trò Leonardo mà của chính vị danh họa. Bảo tàng Quốc gia Vương quốc Anh cũng lên tiếng xác thức, khiến bức tranh trở nên nổi tiếng bội phần.

Năm 2013, nhà buôn tranh Yves Bouvier đã mua "Salvator Mundi" với giá triệu USD và bán lại cho tỷ phú người Nga Dmitry Rybolovlev với giá 127,5 triệu USD. Tuy nhiên tới năm 2015, vị tỷ phú Nga khởi kiện Yves Bouvier lừa đảo gần 1 tỷ USD trong 40 hợp đồng mua bán, bao gồm tác phẩm nghệ thuật "Salvator Mundi". Đây được cho là cuộc chiến pháp lý thế kỷ trong giới nghệ thuật.

Năm 2017, "Salvator Mundi" được bán với giá 450 triệu USD trong một phiên đấu giá của nhà Christie’s, khách mua được cho là Thái tử Ả Rập Mohammed bin Salman. Bức họa được hứa hẹn sẽ xuất hiện tại triển lãm của Bảo tàng Lourve năm 2019, nhưng trên thực tế đã biến mất khỏi tầm mắt công chúng tới tận giờ.

Phim tài liệu 'The Lost Leonardo': Sự thật đằng sau bức tranh đắt nhất thế giới ảnh 1

“Salvator Mundi” được bán với giá 450,3 triệu USD vào năm 2017. Ảnh:

"The Lost Leonardo" lần theo con đường âm u của tác phẩm cho đến tận ngày nay. Chúng ta sẽ thấy cảnh quay về con tàu bỏ hoang, nơi được cho là chỗ cất giữ bức tranh bởi chủ sở hữu trước đây - doanh nhân người Nga Dmitry Rybolovlev, cũng như cảnh quay về siêu du thuyền có cửa sổ đen, nơi một số người nói rằng bức tranh được gìn bởi chủ sở hữu hiện tại, Thái tử Ả rập Mohammed bin Salman.

Phim tài liệu 'The Lost Leonardo': Sự thật đằng sau bức tranh đắt nhất thế giới ảnh 2

Du thuyền của Mohammed bin Salman. Ảnh: Alarmy

Bộ phim vén màn những bí mật đằng sau bức họa, dường như tác phẩm nghệ thuật được thèm muốn nhất thế giới chỉ là con tốt trong trò chơi tiền bạc và quyền lực.

Trước đó, vào mùa xuân năm nay, phim tài liệu "The Savior for Sale" được chiếu trên truyền hình Pháp khẳng định Bảo tàng Louvre ở Paris đã từ chối trưng bày bức tranh trong cuộc triển lãm năm 2019 chung với các tác phẩm khác của Leonardo, sau khi thực hiện phân tích khoa học của riêng mình và suy luận rằng Leonardo “chỉ đóng góp” vào quá trình tạo tác. Đây được xem như "chiếc đinh cuối cùng trong quan tài" cho tính xác thực của bức tranh.

Tuy nhiên, phim của Koefoed lại đưa ra một lý do khác: Bảo tàng Louvre thực sự ủng hộ luồng suy nghĩ Leonardo là họa sĩ tạo nên "Salvator Mundi". Lý do bức tranh không bao giờ được trưng bày là vì sự phù phiếm của Bin Salman: ông muốn nó được trưng bày bên cạnh Mona Lisa để cường điệu bức họa là "Mona Lisa (phiên bản) nam". Bảo tàng Louvre từ chối. Nhà sử học nghệ thuật, Giáo sư danh dự về Lịch sử Nghệ thuật tại Oxford Martin Kemp, một nhân vật trong "The lost Leonardo", cũng đồng ý với lý do được đưa ra trong bộ phim. Ông cho biết bản thân đã tìm đọc báo cáo của bảo tàng và xác nhận rằng Leonardo được ghi tên là tác giả bức họa.

Phim tài liệu 'The Lost Leonardo': Sự thật đằng sau bức tranh đắt nhất thế giới ảnh 3

Nhà phục chế Dianne Modestini trong một cảnh của "The Lost Leonardo". Ảnh: Adam Jandrup / AP

Bộ phim của Koefoed kể về những sự thật đằng sau bức họa "Salvator Mundi", nhưng trung tâm của bộ phim là con người - bà Dianne Modestini, chuyên gia Đại học New York, người phục chế bức tranh. Bà tiết lộ quá trình trùng tu đã giúp mình rất nhiều trước sự ra đi của người chồng, cũng là một người phục chế đáng kính.

Tuy nhiên, bà từng bị một số cáo buộc rằng đã khôi phục quá mức bản gốc bị hư hại nghiêm trọng, và thậm chí biến tác phẩm của một nghệ sĩ kém nổi hơn thành tác phẩm của Leonardo.

Phim tài liệu 'The Lost Leonardo': Sự thật đằng sau bức tranh đắt nhất thế giới ảnh 4

Nhiều thế kỷ bị lãng quên… Salvator Mundi trước khi được phục hồi. Ảnh: Mantaray Film

Dianne Modestini đã đến Bảo tàng Louvre với hy vọng gặp lại "Salvator Mundi" tại triển lãm năm 2019, nhưng tất cả những gì "The lost Leonardo" ghi lại được là vẻ mặt bối rối của bà khi không thấy bức vẽ ở bất cứ đâu. Khi biết tin có thể bức họa đang ở trên một chiếc du thuyền, bà đã bày tỏ sự lo lắng về sự an toàn của bức tranh, do chất liệu gỗ và sơn sẽ bị huỷ hoại vì không khí biển.

Những người khác xuất hiện trong bộ phim khắc họa một phần của cuộc náo nhiệt, phần lớn bày tỏ sự hoài nghi. Nhà phê bình nghệ thuật Jerry Saltz đã tương đối gay gắt khi cho rằng bức tranh không chỉ không phải là của Leonardo, mà là rác. Phim còn có sự tham gia của các nhân vật FBI và CIA, nhà báo điều tra của New York Times David Kirkpatrick và Leonardo DiCaprio.

Luke Syson, hiện là giám đốc của Bảo tàng Fitzwilliam ở Cambridge, đặt ra câu hỏi: Liệu sự quan tâm của học giả và công chúng có đủ lớn để đảm bảo [cho việc trưng bày] bức tranh không? Điều này được cân nhắc dựa trên sự nguy hiểm của việc ủng hộ một thứ mà họ không chắc chắn. "Những gì chúng tôi quyết định làm là mời một nhóm nhỏ các học giả Leonardo đến để xác định xem liệu phán đoán của chúng tôi có được họ ủng hộ hay không - và thẳng thắn mà nói, rút lui nếu có bất kỳ nghi ngờ đáng kể nào được nêu ra."

Phim tài liệu 'The Lost Leonardo': Sự thật đằng sau bức tranh đắt nhất thế giới ảnh 5

Quá trình trùng tu bức tranh trong "The Lost Leonardo". Ảnh: Robert Simon / AP

Một số chuyên gia quốc tế nổi tiếng nhất về Leonardo đã được mời đến London, và Martin Kemp là một trong những chuyên gia đã cho Syson sự đồng thuận mà ông mong đợi. Đó dường như là một phán quyết tập thể đủ rõ ràng để Syson quyết định đưa bức tranh ra triển lãm và tuyên bố đây là tác phẩm của Leonardo.

Phim tài liệu 'The Lost Leonardo': Sự thật đằng sau bức tranh đắt nhất thế giới ảnh 6

Nhà sử học nghệ thuật, Giáo sư danh dự về Lịch sử Nghệ thuật tại Oxford Martin Kemp. Ảnh: Murdo MacLeod

Trong bộ phim, Martin Kemp cũng đã đưa ra những lập luận chắc chắn rằng "Salvator Mundi" là của Leonardo, đồng thời cố gắng chia sẻ sâu hơn về cách mà thiên tài này suy nghĩ.

Phim tài liệu 'The Lost Leonardo': Sự thật đằng sau bức tranh đắt nhất thế giới ảnh 7

Modestini tại phòng làm việc. Ảnh: Mantaray Film

Bộ phim giống như hành trình tìm kiếm sự minh oan của Modestini. Trên màn ảnh, Modestini dường như đã bị đánh bại trong cuộc tìm kiếm sự thật về kiệt tác đã biến mất, cho đến khi cuối cùng bà đọc được bản báo cáo của Louvre. Dưới hình thức phân tích kỹ thuật của Louvre, báo cáo dường như đã đưa ra câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi 450 triệu đô la.

“Họ hoàn toàn chấp nhận nó, không có bất kỳ sự dè dặt nào." Martin Kemp nói thêm: "Bảo tàng Louvre không có lý do gì để đưa ra một báo cáo giả mạo. Nếu họ làm như vậy, họ sẽ gặp rắc rối thực sự. "

Được biết, Phòng trưng bày Quốc gia, nhà đấu giá Christie’s, Bảo tàng Louvre tại Ả Rập và Pháp đều từ chối tham gia vào bộ phim tài liệu.

Bên cạnh đó, "The Lost Leonardo" cũng phơi bày những “mặt tối” của các cuộc giao dịch thương mại, với vô những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc nhất thế giới đang bị giữ và sử dụng như các khoản đầu tư. Đạo diễn Andreas Koefoed chia sẻ: “Tôi nghĩ điều đó khá buồn. Theo một cách nào đó, nghệ thuật nên thuộc về nhân loại và phải được tiếp cận để xem và thưởng thức”.

Leonardo không chỉ là họa sĩ nổi tiếng nhất mọi thời đại, ông còn là một trong những nhà khoa học đầu tiên mổ xẻ cơ thể để tìm hiểu giải phẫu, nghiên cứu cách bay của loài chim để bắt chước nó bằng máy bay của chính mình, thu thập và hiểu chính xác về hóa thạch. Một số người thấy ghi chép khoa học của ông thậm chí còn thú vị hơn các tác phẩm nghệ thuật ông để lại cho hậu thế.

Theo The Guardian, CNN
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.