Đấu giá sừng tê giác kỹ thuật số đầu tiên tại Nam Phi

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 11/11, phiên bản kỹ thuật số (NFT) của sừng tê giác đã được bán đấu giá tại Nam Phi và lợi nhuận thu được từ cuộc đấu giá này sẽ được dùng để bảo tồn những con tê giác thật. NFT là một loại tài sản kỹ thuật số dùng công nghệ chuỗi khối (blockchain) để mã hóa quyền sở hữu.
Đấu giá sừng tê giác kỹ thuật số đầu tiên tại Nam Phi

Doanh nhân Charl Jacobs tới từ Cape Town đã trả 105.000 rand (6.850 USD) cho chiếc sừng kỹ thuật số này. Ông cho biết trong trường hợp tê giác thực sự tuyệt chủng, thì ông vẫn sở hữu một chiếc sừng bởi NFT là đại diện cho sừng của con tê giác thật.

Số tiền thu được từ đấu giá sẽ được trao cho tổ chức bảo tồn tư nhân Black Rock Rhino, nơi sinh sống của 200 con tê giác đang được bảo vệ khỏi những kẻ săn bắt. Nhà hoạt động Derek Lewitton cho biết đây là một dự báo tồn rất quan trọng bởi số lượng tê giác mà tổ chức này bảo tồn cứ 4 năm một lần lại tăng gấp đôi. Tuy nhiên, chi phí bảo vệ và nuôi chúng là rất lớn và việc bán đấu giá mô hình kỹ thuật số của sừng tê giác là cách để gây quỹ.

Việc buôn tê giác là hợp pháp tại Nam Phi. Trong trường hợp này, con tê giác thực sự đang được bảo vệ an toàn một nơi khác và vật phẩm đấu giá chỉ là quyền sở hữu kỹ thuật số.

Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm nay, ít nhất 249 con tê giác tại Nam Phi đã chết do bị săn bắt, nhiều hơn 83 con so với cùng kỳ năm ngoái. Tê giác thường bị giết để lấy sừng và buôn lậu tới châu Á, nơi chúng được trả giá cao vì được cho là có tác dụng chữa bệnh dù giới khoa học khẳng định điều này là không có cơ sở.

NFT - viết tắt từ thuật ngữ "Non-Fungible Token" - là loại tài sản kỹ thuật số, sử dụng công nghệ chuỗi khối để khẳng định giá trị độc bản, không thể sao chép và tính sở hữu của chủ sở hữu tác phẩm này. NFT có thể là hình ảnh, video, âm thanh, hình động… và được công nhận là tác phẩm nghệ thuật. NFT là loại tài sản mang tính độc nhất, không thể thay thế, không thể sao chép hay làm giả. Các NFT có giá trị sở hữu được ghi nhận, đảm bảo tính sở hữu và nguyên gốc của tác phẩm, khác với hầu hết những tác phẩm khác có thể được chia sẻ rộng rãi trên internet và dễ dàng sao chép.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).