Đầu năm nhắc chuyện lạm thu

[Ngày Nay] - Sau rất nhiều công văn chấn chỉnh nạn lạm thu của các Sở ban ngành, câu chuyện lạm thu ở trường học đã không còn “bùng phát” dữ dội, nhưng vẫn diễn ra âm thầm ở nhiều nơi cả khi ngày khai giảng chưa gõ cửa. Có khống chế được nạn lạm thu hay không là câu chuyện chưa có hồi kết…
Minh họa: Khều.
Minh họa: Khều.

Loạn khoản đóng góp

Năm 2017 – 2018, trường Trung Sơn Trầm thu sai 2 khoản tiền của phụ huynh bao gồm tiền kỹ năng sống và tiền phục vụ học tập và đã buộc phải trả lại phụ huynh học sinh. Nhưng không vì thế mà chuyện thu các khoản nhập nhèm, sai quy định được xóa sổ. Theo phản ánh của một số phụ huynh, nhiều năm qua, tại trường tiểu học Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), các giáo viên phải thu hộ tiền cho nhà trường, giáo viên phải thu cả tiền quỹ hội cha mẹ học sinh. Cụ thể, tiền Quỹ hội cha mẹ từ 2014 đến 2017 thu từ 150.000 đồng/ học sinh/năm, năm học 2018-2019 thu 50.000 đồng/ học sinh/ năm( thu bình quân tất các năm). Tất cả những việc thu như thế nào các cô giáo phải có sổ riêng để ghi từng khoản cụ thể, việc thu và chuyển như thế nào được thể hiện rất rõ ràng. Nhưng nhiều khoản tiền ngay cả giáo viên cũng băn khoăn, chẳng hạn tiền ăn bán trú của học sinh đã đặt cơm ở nhà hàng Bách Xanh quán, sao mỗi tháng vẫn phải chi 2.000.000 đồng /tháng thuê rửa bát?

Nhiều phụ huynh ở trường mầm non Hoàng Động (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) cũng phải “tự nguyện” ký đơn đề nghị và đóng góp 600 nghìn đồng lắp điều hòa tặng nhà trường, trong đó 500 nghìn là tiền điều hòa và 100 nghìn tiền điện. Các phụ huynh khi đóng tiền cho cô giáo được ký vào giấy nộp tiền nhưng không có biên lai thu tiền. Ssau khi lắp xong, phụ huynh phải cam kết tặng lại nhà trường để nhà trường quản lý và sử dụng (?!)

Khi năm học còn chưa bắt đầu, một giáo viên giảng dạy lớp 5/2 trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP HCM đã nhanh tay nhắn tin “nhờ” phụ huynh mua đồ cho lớp, mà chủ yếu đồ cho lớp dành riêng cho thầy: “Thầy cần micro, mực in, quạt đứng và thay dây cắm máy vi tính...”.  Tương tự, trường tiểu học Ngô Gia Tự (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) đã lập kế hoạch tiếp nhận tài trợ để tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho năm học mới. Cụ thể, nhà trường tiếp nhận tài trợ để mua máy vi tính, máy tính laptop, bàn giáo viên, bàn ghế học sinh, máy in, máy điều hòa, quạt trần, rèm cửa, đồ dùng bán trú… với tổng kinh phí gần 490 triệu đồng. Nhà trường thay cửa nhôm kính 3 phòng học, sửa chữa hệ thống đèn chiếu sáng, bảo dưỡng điều hòa, sửa chữa bếp bán trú với số tiền hơn 280 triệu đồng. Tổng giá trị tiếp nhận tài trợ ước tính của năm học 2019-2020 dự kiến khoảng gần 770 triệu đồng. Nhà trường nêu rõ, việc vận động tài trợ tại trường theo phương châm tự nguyện, nhưng ai cũng hiểu, số phụ huynh không đóng góp chỉ đếm trên đầu ngón tay?

Đầu năm nhắc chuyện lạm thu ảnh 1

Đó là chỉ những ví dụ điển hình đã được phụ huynh “tố” trên báo, còn những trường không ai lên tiếng, các khoản đóng góp “trời ơi đất hỡi” được liệt kê dưới dạng nhiều loại tiền: ủng hộ cây xanh, ghế đá, tiền nước uống, tiền mua báo, tiền phù hiệu, quỹ đội, tiền học bơi, học kỹ năng sống, tiếng Anh tăng cường, tiền tham quan… Mỗi trường một loại, không trường nào giống trường nào.

Có nên duy trì Ban đại diện phụ huynh?

Để chấn chỉnh chuyện lạm thu, cuối tháng 7/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường thực hiện theo quy định tại Điều 10, Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh (Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT), trong quá tình thực hiện cần lưu ý: Tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT. Ban đại diện cha mẹ học sinh, không được thu các khoản: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường;Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;  Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Tuy nhiên, hiện nay, việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phần lớn vẫn có giáo viên “tham mưu”. Nhiều người cho rằng, Ban đại diện học sinh thực chất là cánh tay nối dài của giáo viên và nhà trường, có nên duy trì Ban đại diện để chuyện thu – chi do nhà trường thực hiện, theo đúng quy định của Sở và Bộ GD?

“Việc quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh, công tác giáo dục con em luôn luôn cần có phối hợp, hỗ trợ giữa cha mẹ học sinh và nhà trường, nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà điều kiện của nhà trường và điều kiện của phụ huynh của chúng ta chưa thật tốt. Tôi cho rằng vẫn nên duy trì Ban đại diện học sinh, nhưng phải làm sao để Ban đại diện cha mẹ học sinh phát huy tốt vai trò, chức năng của mình, liên hệ với giáo viên chủ yếu về học lực của các con. Làm sao để xóa vấn nạn cứ đến đầu năm học, nhà trường lại nghĩ đến chuyện “nhờ vả” Ban đại diện cha mẹ học sinh xin tiền, xin đóng góp của phụ huynh, để rồi bị tai tiếng, nhà trường, hiệu trưởng lạm thu thế này, thế nọ” – anh Nguyễn Luyến, một phụ huynh có con học ở Tiểu học Kim Đồng nêu ý  kiến.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.