Đây là thời điểm nguy cấp nhất của hành tinh chúng ta

(Ngày Nay) - “Là một nhà vật lý lý thuyết đóng tại Cambridge, tôi sống một cuộc đời được bao bọc trong đặc quyền đặc lợi. Cambridge là một thành phố khác thường, bao quanh một trong những trường đại học danh tiếng nhất thế giới. Trong thành phố đó, cộng đồng khoa học mà tôi có vinh dự là thành viên từ những năm 20 tuổi là một nhóm thậm chí còn đặc quyền hơn...
(Nhà bác học huyền thoại Stephen Hawking nói về sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy ở phương Tây)

 

Stephen Hawking
Stephen Hawking

Trong cộng đồng khoa học đó, một nhóm nhỏ các nhà vật lý lý thuyết tầm quốc tế mà tôi đã cùng làm việc thường đôi khi cho rằng mình ở trên đỉnh cao. Bên cạnh đó, với tiếng tăm có được nhờ việc viết sách, và với đặc thù bệnh tật, tôi cảm thấy như tòa tháp ngà của mình còn vươn cao hơn thế.

Bởi thế nên sự phủ nhận nhằm vào giới tinh hoa đang diễn ra tại Mỹ và Anh chắc chắn là cũng đang nhằm vào tôi. Dù chúng ta có nghĩ thế nào về quyết định từ bỏ quy chế thành viên Liên minh châu Âu của các cử tri Anh, hay sự lựa chọn Donald Trump làm tổng thống tiếp theo của các cử tri Mỹ, thì chúng ta cũng không thể nghi ngờ gì về sự tức giận của những người dân đang cảm thấy họ đang bị các nhà lãnh đạo bỏ rơi.

Chúng ta đều phải thừa nhận rằng, đây chính là thời điểm những con người bị lãng quên lên tiếng, và họ đã chối từ những lời khuyên và sự dẫn dắt của giới tinh hoa chúng ta…

Điều quan trọng bây giờ, quan trọng hơn cả những quyết định mà các cử tri Anh và Mỹ đã đưa ra, là giới tinh hoa sẽ phản ứng thế nào. Chúng ta có nên phủ nhận và coi những lá phiếu này như sự bột phát của chủ nghĩa dân túy thô thiển thiếu hiểu biết, và phớt lờ sự lựa chọn ẩn trong những lá phiếu đó? Tôi cho rằng đây sẽ là một sai lầm khủng khiếp.

Đằng sau những lá phiếu này là mối lo lắng về hậu quả kinh tế của toàn cầu hóa và những tiến bộ công nghệ. Mối lo lắng này hoàn toàn có thể hiểu được. Sự tự động hóa tại các nhà máy đã xóa bỏ nhiều vị trí công việc trong lĩnh vực sản xuất, và sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo nhiều khả năng sẽ lấy đi nhiều việc làm hơn nữa từ tầng lớp trung lưu. Sẽ chỉ còn lại những vị trí quản lý và những công việc đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.

Những điều này làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo vốn dĩ đã rộng trên toàn thế giới. Mạng Internet và hạ tầng của nó đã tạo điều kiện cho một nhóm người rất nhỏ thu được lợi nhuận kếch xù mà không phải tuyển dụng nhiều nhân công. Điều này là không thể tránh khỏi, nó là một sự tiến bộ, nhưng nó cũng gây ra những thiệt hại nặng nề đối với xã hội.

Chúng ta cần nhận thấy điều này đã xảy ra song song với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - một sự kiện đã giúp chúng ta nhận ra rằng một số rất ít người làm việc trong lĩnh vực tài chính đã kiếm được những khoản lợi béo bở, trong khi tất cả chúng ta vốn dĩ góp phần làm nên thành công cho họ thì lại phải gánh chịu hậu quả do lòng tham của họ gây ra. Nói tóm lại, chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự bất bình đẳng tài chính đang ngày càng lớn thêm chứ không nhỏ đi, nơi có rất nhiều người không chỉ đang sống trong điều kiện eo hẹp mà còn đứng trước nguy cơ không còn kế sinh nhai. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu họ phải tìm kiếm một lối thoát mới, một lối thoát mà Donald Trump và Brexit có vẻ như đã hứa hẹn.

Một hậu quả không ngờ tới của sự lan tỏa internet và truyền thông xã hội trên phạm vi toàn cầu là thực tế khắc nghiệt của sự bất bình đẳng này đang hiện ra rõ hơn bao giờ hết. Đối với cá nhân tôi, khả năng sử dụng công nghệ để giao tiếp là cả một sự giải phóng và là một trải nghiệm tích cực. Nếu không có công nghệ, tôi sẽ chẳng có cách nào để có thể nghiên cứu và làm việc trong suốt những năm qua.

Nhưng công nghệ truyền thông cũng đồng nghĩa với việc đời sống của những con người giàu có nhất tại những nơi thịnh vượng nhất của trái đất giờ đây đã được phơi bày ra trước mắt tất cả mọi người bất kể giàu nghèo, miễn là họ có một chiếc máy điện thoại. Và bởi hiện giờ, số người sở hữu điện thoại còn nhiều hơn số người được tiếp cận với nước sạch, điều này đồng nghĩa với việc gần như tất cả mọi người trên hành tinh ngày một đông đúc của chúng ta không thể thoát khỏi sự bất bình đẳng.

Hậu quả của điều này rất rõ ràng: người nghèo nông thôn đổ ra thành thị, chui rúc trong các khu ổ chuột để nuôi hy vọng. Và khi không tìm thấy ở đó cõi “niết bàn” mà họ thấy trên Instagram, họ sẽ lại ra nước ngoài, gia nhập vào đội quân khổng lồ của những người di cư kinh tế đi tìm kiếm một cuộc đời tốt đẹp hơn. Những người di cư này sẽ lại làm tăng sức ép lên cơ sở hạ tầng và nền kinh tế của những quốc gia họ tìm đến, bào mòn lòng bao dung và khơi dậy chủ nghĩa chính trị dân túy.

Tôi cho rằng, hơn lúc nào hết trong lịch sử, giờ đây chúng ta phải cùng nhau giải quyết. Chúng ta đang đứng trước những thách thức môi trường to lớn: Biến đổi khí hậu, thiếu lương thực thực phẩm, bùng nổ dân số, sự biến mất của các loài động thực vật, dịch bệnh, nước biển nhiễm acid... Những thách thức này nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta đang ở trong một thời khắc nguy hiểm nhất trong sự phát triển của nhân loại. Chúng ta đang sở hữu thứ công nghệ có thể hủy diệt chính hành tinh chúng ta đang sống, nhưng lại chưa có khả năng giải thoát cho mình khỏi nguy cơ này. Có thể trong vài trong năm tới, chúng ta sẽ có thể chinh phục các hành tinh khác nhưng hiện tại, chúng ta chỉ có trái đất này, và chúng ta phải cùng nhau bảo vệ đó.

Để làm được điều này, chúng ta phải phá bỏ chứ không phải xây thêm những rào cản giữa các quốc gia. Để có thể làm được điều đó, các nhà lãnh đạo thế giới phải nhìn nhận rằng họ đã thất bại, và thất bại rất nhiều lần. Khi tài nguyên đang ngày một tập trung vào tay thiểu số, chúng ta cần phải học lại cách chia sẻ nhiều hơn hiện tại.

Khi nhiều việc làm và thậm chí nhiều ngành nghề đang biến mất, chúng ta phải giúp mọi người trang bị kỹ năng cho một thế giới mới, và phải hỗ trợ tài chính cho họ trong quá trình thực hiện điều này. Nếu các cộng đồng và các nền kinh tế không thể đối phó với mức độ nhập cư như hiện nay, chúng ta cần làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy phát triển toàn cầu, bởi đó là cách duy nhất để thuyết phục hàng triệu người muốn di cư đi tìm kiếm tương lai trên chính quê hương họ.

Chúng ta có thể làm được điều này, tôi là một người vô cùng lạc quan về đồng loại. Nhưng giới tinh hoa từ London đến Harvard, từ Cambridge đến Hollywood, cần phải thấm những bài học họ đã nhận được trong năm qua. Và trên hết, họ phải có một thái độ cầu tiến hơn”.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.