Di sản ngoại giao của Nữ hoàng Elizabeth II

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại sao Khối thịnh vượng chung có thể trở thành di sản vĩ đại nhất và mong manh nhất của Nữ hoàng Elizabeth II?
Di sản ngoại giao của Nữ hoàng Elizabeth II

Có rất ít điểm so sánh đối với một nguyên thủ quốc gia tại vị trong bảy thập kỷ. Vào tháng 6 năm 2022, Nữ hoàng Elizabeth II đã vượt qua cả Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej để trở thành vị quân chủ trị vì lâu nhất trong kỷ nguyên công nghiệp. Chỉ có Vua Louis XIV của Pháp, người trị vì suốt 72 năm trong thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, sở hữu nhiều thời gian hơn trên ngai vàng. Đáng chú ý hơn tất cả, trong suốt thời gian làm Nữ hoàng, Elizabeth II đã vượt qua những biến động bất thường trong chính sách đối ngoại của Anh - từ phi thực dân hóa đến cuộc chiến chống khủng bố, từ sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu đến Brexit - mà ít ai có thể lường trước được khi bà lên ngôi vào năm 1952.

Nhưng triều đại của Nữ hoàng cũng đặc biệt về phạm vi địa lý cũng như về niên đại của nó. Khi qua đời vào ngày 8/9 vừa qua, Nữ hoàng trên danh nghĩa vẫn đang cai trị 15 quốc gia, bao gồm Canada, Australia, New Zealand, Vương quốc Anh và một số quốc gia ở Caribê và Thái Bình Dương, những phần còn lại của Khối thịnh vượng chung, hay đơn giản là Khối thịnh vượng chung Anh.

Trong suốt thời gian trị vì của mình, bà cũng là người đứng đầu nhà nước của 32 quốc gia độc lập trên toàn cầu. Vào năm 2021, Barbados đã gia nhập 16 nước khác, bao gồm Ceylon, Ghana, Pakistan, Trinidad và Tobago, trong thời gian trị vì của bà, đã trải qua một thời kỳ độc lập với tư cách là các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung trước khi chuyển đổi sang thể chế cộng hòa.

Bản thân những thay đổi này là bằng chứng của những thay đổi kiến ​​tạo trong hiện trạng địa chính trị của Vương quốc Anh dưới thời Nữ hoàng Elizabeth II. Năm 1952, Vương quốc Anh vẫn còn đắm chìm trong ánh hào quang của chiến thắng về đạo đức và quân sự trong Thế chiến thứ hai. Nữ hoàng Elizabeth được bao quanh tại lễ đăng quang bởi Thủ tướng đầu tiên của bà, Winston Churchill, cùng các chính trị gia bảo thủ khác hy vọng triều đại của bà sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của sự lãnh đạo toàn cầu của Anh.

Trong hai thập kỷ tiếp theo, điều ngược lại đã xảy ra: Vương quốc Anh đã mất hầu hết đi hầu hết lãnh thổ, từng có lúc chiếm 1/4 diện tích bề mặt Trái đất. Với một nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh, Vương quốc Anh phải vật lộn cả để chi trả cho các cam kết quốc phòng trên toàn thế giới và bảo vệ đồng bảng Anh như một đồng tiền quốc tế hàng đầu. Vương quốc Anh ngày càng bị tụt hậu trong cuộc tranh đấu giữa hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô, quốc đảo này cũng tỏ ra không chắc chắn liệu tương lai của nó nằm ở châu Âu hay liên minh Đại Tây Dương.

Nhưng sau đó là Khối thịnh vượng chung. Đối với hầu hết các nhà quan sát, tổ chức lỏng lẻo này không chỉ là ấn tượng mờ nhạt để lại trên toàn cầu sau khi Đế quốc Anh giải thể. Trên thực tế, lịch sử của nó phức tạp hơn và chức năng của nó cũng quan trọng hơn. Đối với Nữ hoàng, Khối thịnh vượng chung dần trở thành một sứ mệnh xác định, một cách để Vương quốc Anh khẳng định lại ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo của mình trong bối cảnh phi thực dân hóa và sức mạnh quân sự và kinh tế bị suy giảm.

Ở mức tốt nhất, Khối thịnh vượng chung góp phần định hình và thậm chí khuếch đại chính sách đối ngoại của Anh. Trong số những thách thức hiện nay Vua Charles III đang phải đối mặt là giúp đảm bảo sự tồn tại của thực thể này vào thời điểm mà bản thân chế độ quân chủ, ngay cả khi chỉ còn là một biểu tượng, ngày càng tỏ ra lạc hậu.

Bảo toàn vương triều

Đối với nhiều nhà quan sát, tình cảm của Nữ hoàng Elizabeth II dành cho Khối thịnh vượng chung không thực sự chắc chắn. Ngoài các thành viên của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác nhau của Khối thịnh vượng chung, Nữ hoàng là một trong số ít người tình cờ bỏ từ “thịnh vượng chung” vào một câu, như thể nó có một sự hiện diện rõ ràng trên thế giới, như ngân hàng hay cửa hàng tạp hóa. Đối với hầu hết mọi người, Khối thịnh vượng chung hầu như không được nhìn thấy, nếu có. Để hiểu rõ sự gắn bó của bà với tổ chức này, cần phải xem xét kỹ hơn cách nó phát triển, cũng như vai trò quan trọng của Nhà Windsor trong Đế chế Anh trước đó.

Di sản đế quốc của Vương quốc Anh đã định hình sự cai trị của Nữ hoàng Elizabeth II ngay từ đầu. Ví dụ, các nhà bình luận đã nhiều lần nhắc đến lời cam kết phục vụ đất nước của bà trong một chương trình phát sóng từ Nam Phi vào ngày sinh nhật thứ 21 năm 1947. Những từ chính xác mà bà sử dụng rất đáng để nhớ lại.

“Cả cuộc đời tôi, dù dài hay ngắn, sẽ dành hết cho sự phụng sự của các bạn và sự phục vụ của gia đình Hoàng gia vĩ đại mà tất cả chúng ta đều thuộc về”, Nữ hoàng cam kết với các thần dân của mình. Như nhà sử học David Edgerton đã lập luận gần đây, Vương quốc Anh đã không có được đầy đủ các dấu hiệu của một quốc gia hiện đại cho đến nửa sau của thế kỷ XX.

Trước đó, về cơ bản, nó là cốt lõi của một đế chế: Hoàng gia đứng trên đỉnh cao quyền lực và phản ánh bản chất giai cấp của xã hội Anh, chính quyền London đã hình dung đế chế theo thứ bậc nghiêm ngặt. Khi lễ đăng quang của Nữ hoàng đang được lên kế hoạch, Văn phòng Thuộc địa đã được yêu cầu xếp hạng theo thứ tự ưu tiên cho tất cả 300 khách đến Tu viện Westminster từ các lãnh thổ thuộc địa. Vào thời điểm đó, mặc dù Vương quốc Anh đã từ bỏ đế chế Nam Á của mình, các quan chức Anh vẫn kỳ vọng rằng hầu hết các lãnh thổ thuộc địa còn lại sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Anh trong nhiều thập kỷ tới. Khi nhanh chóng nhận ra rằng điều này sẽ không xảy ra, Nữ hoàng cần một cách mới để duy trì vai trò trung tâm của gia đình Hoàng gia trong nhà nước Anh. Khối thịnh vượng chung đã đưa ra một câu trả lời hấp dẫn.

Trên thực tế, Khối thịnh vượng chung đã hình thành vào đầu thế kỷ XX. Giữa các cuộc chiến tranh, các bộ phận tự quản của Đế quốc Anh - cái gọi là thuộc địa Australia, Canada, Nhà nước Tự do Ireland, Newfoundland, New Zealand và Nam Phi - khẳng định quyền tự trị theo hiến pháp của họ khỏi Vương quốc Anh, và thuật ngữ "Thịnh vượng chung của các quốc gia", được đặt ra lần đầu tiên vào những năm 1880, ngày càng được áp dụng cho nhóm này.

Chiến tranh thế giới thứ hai đã kiểm tra giới hạn độc lập của các quốc gia này khỏi sự kiểm soát của Anh, với Nhà nước Tự do Ireland (rời khỏi Khối thịnh vượng chung năm 1949) vẫn trung lập và Nam Phi, vốn có nhiều thiện cảm với Đức, do dự trước khi tham gia vào cuộc xung đột với phe Đồng minh.

Sau chiến tranh, Ấn Độ và Pakistan cũng gia nhập Khối thịnh vượng chung, và vào năm 1949, các nhà ngoại giao Anh và Ấn Độ đã đưa ra một công thức cho phép Ấn Độ duy trì vị trí trong Khối thịnh vượng chung với tư cách là một nước cộng hòa, do đó loại bỏ một yếu tố đã ràng buộc các quốc gia thành viên với nhau: lòng trung thành chung với Hoàng gia. Thỏa thuận dẫn đến việc Ấn Độ công nhận Vua George VI không phải là quốc chủ của mình mà với vai trò không được xác định rõ là "người đứng đầu Khối thịnh vượng chung".

Đối với Nữ hoàng Elizabeth II, người lên ngôi 3 năm sau đó, thỏa thuận này sẽ là một phương tiện để hiện đại hóa chế độ quân chủ. Có điều, trái ngược với Vua George VI, người cay đắng tiếc nuối khi mất danh hiệu hoàng đế của Ấn Độ, bà nhiệt tình đón nhận sự ra đời của Khối thịnh vượng chung mở ra nền độc lập của Ấn Độ. Cung điện Buckingham giữ khoảng cách lành mạnh với những nỗ lực vô ích của Thủ tướng Anh Anthony Eden, người đã tìm cách lật đổ tướng Abdel Nasser của Ai Cập trong Cuộc khủng hoảng Suez năm 1956 và do đó chấm dứt ảnh hưởng chống thực dân của ông ở châu Phi và Trung Đông. Nữ hoàng nói rõ rằng bà không phẫn nộ với các thế lực chính trị đã thúc đẩy các thuộc địa của Anh ở châu Phi và Caribe đòi độc lập trong những năm 1960 và 1970. Bà dường như đã hoàn toàn chấp nhận lời giải thích "chính thức" rằng quá trình này là kết quả tự nhiên từ quá trình "khai hóa" của người Anh (mặc dù thực tế là, vào đầu thời kỳ trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II, Vương quốc Anh đã tiến hành các chiến dịch chống nổi dậy tàn bạo ở Síp, Kenya và Malaya).

Thật vậy, chế độ quân chủ thậm chí không có khuynh hướng chống lại hành động hậu thuẫn để ngăn cản các quốc gia đã trở thành “lãnh thổ” độc lập, từ đó thực hiện quá trình chuyển đổi sang các nước cộng hòa. Trong những năm gần đây, nhiều nhà phân tích đã suy đoán về những gì sẽ xảy ra ở các lãnh thổ còn lại khi Nữ hoàng qua đời. Nhưng sự thay đổi đã bắt đầu xảy ra ở Caribe trong những năm cuối cùng bà trị vì, với quyết định từ bỏ chế độ quân chủ của Barbados để trở thành một nước cộng hòa vào năm 2021. Antigua và Barbuda, Bahamas, Belize và Jamaica dường như sẽ làm theo Barbados.

Tuy nhiên, trong suốt triều đại của Nữ hoàng, Điện Buckingham luôn kiên quyết rằng với tư cách là một quốc vương lập hiến, bà không thể bối rối trước những thay đổi chính trị trong vương quốc của mình, miễn là chúng diễn ra theo phương thức hợp hiến. Điều quan trọng đối với bà là các nước vẫn là một phần của Khối thịnh vượng chung. Trong bối cảnh này, chuyến thăm của Vua Charles, lúc vẫn làm Thái tử, tới Barbados để đại diện cho mẹ mình tại buổi lễ đánh dấu sự chuyển đổi của đất nước sang một nước cộng hòa là một tín hiệu mạnh mẽ về sự tiếp nối.

Kết giao đồng minh

Đáng chú ý nhất, Nữ hoàng đã biến chức danh người đứng đầu Khối thịnh vượng chung - một cấu trúc ngoại giao trừu tượng được tạo ra để giữ một Ấn Độ dân chủ nằm trong quỹ đạo của Anh - thành một thứ gì đó hữu hình hơn nhiều. Bà đã làm như vậy bằng một loạt các động thái "bồi đắp" dần dần trong suốt thời gian trị vì của mình: bà đã đến thăm hầu hết các quốc gia thành viên của Khối thịnh vượng chung, ủng hộ Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung và Ngày Khối thịnh vượng chung hàng năm ở Tu viện Westminster, tham dự vô số cuộc họp với những người đứng đầu chính phủ, thậm chí còn xây dựng một cung điện hoàng gia, Dinh thự Marlborough, dành cho Khối thịnh vượng chung làm trụ sở chính. Bà cũng tăng cường vai trò ngoại giao thông thường của các quốc vương châu Âu bằng cách tham gia các chuyến thăm cấp nhà nước trong và ngoài nước và vun đắp mối quan hệ cá nhân nồng ấm với nhiều nhà lãnh đạo Khối thịnh vượng chung, đôi khi kéo dài qua nhiều thế hệ. Nhờ chuỗi hoạt động ngoại giao này, bà đã làm quá trình chuyển giao quyền lực của Vương quốc Anh trở nên mượt mà và kết giao thêm nhiều đồng minh trên khắp thế giới.

Một số thành tựu ngoại giao của Nữ hoàng Elizabeth II rất đáng chú ý. Các động thái chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi là một vấn đề nổi bật của Khối thịnh vượng chung trong những năm 1970 và 1980, và Nữ hoàng đôi khi tỏ ra có xu hướng đứng về phía nhiều quốc gia thành viên hơn là với các thủ tướng của mình. Vào năm 1986, khi một cuộc tẩy chay Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung bị đe dọa bởi các quốc gia không tán thành việc Thủ tướng Margaret Thatcher phản đối các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nam Phi, thư ký báo chí của Nữ hoàng đã nói ngắn gọn với tờ The Sunday Times về những lo ngại của bà về Thatcher, nhằm bắn tín hiệu cho phần còn lại của Khối thịnh vượng chung rằng Nữ hoàng đứng về phía họ.

Khối thịnh vượng chung về bản chất là đa sắc tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo, do đó Nữ hoàng cũng tìm cách mô phỏng sự đa dạng đó tại quê nhà. Bằng cách tạo điểm nhấn để gặp gỡ cộng đồng và các nhóm tôn giáo từ các dân tộc thiểu số của đất nước, bà là quốc vương Anh đầu tiên đến thăm một nhà thờ Hồi giáo ở Vương quốc Anh. Nữ hoàng Elizabeth II đã cố gắng làm cho Vương quốc Anh trở thành một quốc gia cởi mở đối với những người mới nhập cư, khi lượng người nhập cư ồ ạt từ Khối thịnh vượng chung tăng tốc từ nửa sau thế kỷ XX.

Nhưng Nữ hoàng đã không thể thoát khỏi thực tế lớn hơn rằng, đặc biệt là trong những thập kỷ sau đó, Khối thịnh vượng chung không có mục đích chính trị được xác định rõ ràng. Trớ trêu thay, sự chấm dứt của chế độ Apartheid ở Nam Phi vào những năm 1990, mặc dù đó là một thắng lợi cho Khối thịnh vượng chung, nhưng lại cướp đi vấn đề vốn đã khiến tổ chức này trở nên nổi bật trên trường quốc tế.

Đồng thời, Chiến tranh Lạnh kết thúc đồng nghĩa với việc Khối thịnh vượng chung mất đi giá trị của nó như một cách để chính phủ Anh giữ các kênh liên lạc thân thiện cởi mở với các nước có khả năng nằm dưới ảnh hưởng của Liên Xô. Trong những năm gần đây, những nỗ lực nhằm tái tạo lại Khối thịnh vượng chung với tư cách là một tổ chức “dựa trên các giá trị” đã bị thất bại, đặc biệt là vì nhiều quốc gia thành viên đã không đạt được các tiêu chuẩn đã định của Khối thịnh vượng chung về các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Khả năng lãnh đạo kém và sự nghi ngờ ngày càng tăng về giá trị của các hoạt động của tổ chức. Kể từ những năm 1990, chế độ quân chủ ngày càng giống như một hệ thống hỗ trợ sự sống cho Khối thịnh vượng chung; rõ ràng nhất là quyết định vào năm 2018 đưa Thái tử Charles trở thành người đứng đầu tiếp theo của tổ chức. Khối thịnh vượng chung một khi sụp đổ sẽ kéo theo nỗ lực lớn nhất của Nữ hoàng Elizabeth II.

Giới hạn của chế độ quân chủ

Để ủng hộ Khối thịnh vượng chung, Nữ hoàng đã thể hiện kỹ năng đáng kể của mình trong việc tái tạo chế độ quân chủ cho một thế giới hậu thiên. Tuy nhiên, khi làm như vậy, bà cũng cho thấy những hạn chế của ảnh hưởng từ Hoàng gia Anh. Có lẽ về bản chất, chế độ quân chủ không phải là khuôn khổ hiến pháp tốt nhất để khuyến khích một xã hội bình đẳng hơn, và mặc dù Vương quốc Anh là một quốc gia ít phân tầng hơn so với 70 năm trước, nhưng nó vẫn là một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc.

Một vấn đề được cho là lớn hơn nằm ở xu hướng của Nữ hoàng muốn coi mối quan hệ của Vương quốc Anh với các quốc gia thành viên của Khối thịnh vượng chung như một lợi ích chung, trong khi không có nỗ lực cá nhân bền vững tương tự để hòa giải đất nước trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu. Điều này bất chấp mối liên hệ chặt chẽ giữa Hoàng gia Anh và châu Âu, và thực tế là bản thân Nữ hoàng nói thông thạo tiếng Pháp, chồng bà thông thạo tiếng Đức. Tất nhiên, tư cách thành viên của Anh trong EU gây tranh cãi về mặt chính trị. Nữ hoàng vẫn giữ thái độ trung lập trong cuộc trưng cầu Brexit năm 2016, bất chấp nỗ lực của một số tờ báo để lôi kéo bà. Nhưng cũng là quá muộn bởi ý định rời khỏi EU đã trở thành ý kiến chủ đạo trong dư luận Anh.

Một điều trớ trêu nữa là Brexit có thể dẫn đến sự tan rã của một thực thể khác gần gũi với trái tim của nữ hoàng: Liên minh Vương quốc Anh. Cuộc "ly hôn" với EU đã tạo động lực mới cho phong trào đòi độc lập của Scotland. Đa số người Scotland đã bỏ phiếu chống lại việc rời khỏi EU. Nó cũng đã tạo ra một biên giới mới của EU trên đảo Ireland, dẫn đến một địa vị đặc biệt cho Bắc Ireland, do đó có thể khuyến khích sự hội nhập chặt chẽ hơn giữa hai miền Bắc và Nam của hòn đảo và cuối cùng là sự tái hợp giữa Belfast và Dublin. Nhưng nếu công chúng Anh bắt đầu cảm thấy hối hận về quyết định rời EU, thì họ cũng khó có thể đổ lỗi cho Nữ hoàng. Ở mọi khía cạnh, bà đều là một ví dụ mẫu mực về những gì một quân chủ lập hiến phải có trong cả các vấn đề trong nước và quốc tế: đứng trên chính trị đảng phái.

Theo Foreign Affairs
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.