Điện Kremlin tiết lộ trọng tâm Thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong khi các đài truyền hình ở Nga dành một giờ để phát Thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã tiết lộ về nét chính trong bài phát biểu quan trọng này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 2021. Ảnh: TASS
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 2021. Ảnh: TASS

Hãng thông tấn TASS của Nga ngày 21/2 dẫn lời của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội

Tới nay, những điểm chính của bài phát biểu chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, ông Peskov nói rằng một trong những điểm nhấn chính về "tình hình hiện tại" - về các vấn đề liên quan đến hoạt động quân sự đặc biệt, kinh tế và các vấn đề xã hội.

Ông Peskov cho biết: "Toàn bộ cuộc sống của chúng ta xoay quanh vấn đề chiến dịch đặc biệt (ở Ukraine). Và chiến dịch quân sự đặc biệt ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta theo cách này hay cách khác”

Vì vậy, theo ông Peskov, sẽ là hợp lý khi mọi người mong đợi rằng Tổng thống Putin sẽ dành sự quan tâm chú ý nhiều hơn đến tới chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Ông Peskov cho biết thêm: "mọi người đang chờ bài phát biểu, hy vọng được nghe đánh giá về các vấn đề, đánh giá về chiến dịch quân sự đặc biệt, đánh giá về tình hình quốc tế và tầm nhìn của tổng thống về cách chúng tôi (Nga) xử lý nó cũng như cách chúng tôi sẽ phát triển trong tương lai”.

Theo truyền thống, bài phát biểu của Tổng thống Nga trước Quốc hội về tình hình đất nước, về các định hướng chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước, là cơ sở để đặt ra các mục tiêu chiến lược, ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia của Nga.

Việc phát đi Thông điệp Liên bang vừa mang tính truyền thống, vừa được ghi trong Hiến pháp Nga. Lần gần nhất nhà lãnh đạo Nga đã có bài phát biểu trước Quốc hội vào tháng 4/2021.

Khi đó, Tổng thống Putin đã đề cập đến cuộc chiến chống COVID-19, sự phát triển kinh tế - xã hội của Nga, quan hệ với các quốc gia khác, đồng thời công bố một số biện pháp mới để hỗ trợ người dân, bao gồm thông báo hỗ trợ cho gia đình có trẻ em và phụ nữ mang thai.

Giới quan sát nhận định những nội dung này sẽ không có mặt trong bài phát biểu sắp tới. Thay vào đó, theo như dự đoán của ông Sergei Markov - nhà khoa học chính trị ủng hộ Điện Kremlin, bài phát biểu của Tổng thống Putin sẽ kêu gọi người dân Nga ủng hộ chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine.

Liên quan tới thời lượng của Thông điệp Liên bang năm nay, hãng TASS cho biết các đài truyền hình liên bang ở Nga đã dành một giờ để phát bài diễn văn của tổng thống. Tuy nhiên, theo ông Peskov, "đây chỉ là hình thức" và tổng thống có thể phát biểu lâu hơn.

Ví dụ: vào tháng 4/2021, bài phát biểu kéo dài 1 giờ 19 phút. Năm 2018, bài phát biểu dài nhất kéo dài 1 giờ 55 phút. Năm 2004 và 2005, ông Putin có bài phát biểu ngắn nhất, mỗi bài dài 48 phút.

Về khách mời, thông thường là khoảng một nghìn người, gồm các hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ, thành viên chính phủ, nhân viên cấp cao của chính quyền, người đứng đầu Văn phòng Tổng công tố, Tòa án Hiến pháp và Tối cao, người đứng đầu các khu vực, các quan chức cấp cao khác, cũng như đứng đầu các tôn giáo chính. Năm nay, những người tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cũng sẽ được mời tham dự sự kiện.

Đối với truyền thông, Điện Kremlin quyết định chỉ mời phóng viên Nga và phóng viên các nước thân thiện. Theo ông Peskov, các phóng viên nước ngoài đến từ các quốc gia không thân thiện không được mời, nhưng họ "có thể làm việc bằng cách xem chương trình phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình mà họ chọn".

Nga đã liệt hơn 60 quốc gia, trong đó có Mỹ, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Anh, Canada, Nhật Bản vào danh sách những nước "không thân thiện" vì đã áp đặt hoặc ủng hộ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva.

Khám phá công trình kiến trúc Pháp cổ trên "Giao lộ sáng tạo"
Khám phá công trình kiến trúc Pháp cổ trên "Giao lộ sáng tạo"
(Ngày Nay) - Tháng 11/2024, hàng loạt các công trình kiến trúc Pháp cổ sẽ được mở cửa đón khách tham quan, trải nghiệm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ Sáng tạo” do UBND TP Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Sở Văn hóa thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức.
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
(Ngày Nay) - Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mỗi cuốn sách bạn đọc được cá nhân hóa hoàn toàn. Hãy hình dung có một trợ lý không chỉ nhớ tất cả những cuốn sách bạn đã đọc, mà còn phân tích sâu sắc sở thích, phản ứng cảm xúc của bạn, và thậm chí sáng tạo ra những câu chuyện độc đáo, chỉ dành riêng cho bạn. Mỗi trang sách, mỗi đoạn văn, trở thành cuộc trò chuyện thân mật giữa bạn và một "người bạn" am hiểu bạn hơn bất kỳ ai….
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chúc mừng các đồng chí được thăng quân hàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định thăng quân hàm cho lãnh đạo Công an và Quân đội
(Ngày Nay) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng hôm nay là những sĩ quan ưu tú được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, trao giữ các cương vị, trọng trách quan trọng trong lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Quân đội, Công an...