Đô đốc Mỹ đề nghị dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris đã kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí với Việt Nam và coi đây là cơ hội chiến lược giúp Việt Nam nâng cao năng lực an ninh hàng hải.
Đô đốc Mỹ đề nghị dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ ngày 23/2, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đã kêu gọi Washington nên bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam nhằm đối phó tốt hơn với việc tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đô đốc Mỹ đề nghị dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam ảnh 1

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris.

Đô đốc Harry Harris cho rằng “Trung Quốc đang tìm kiếm sự bá chủ tại Đông Á” với việc gia tăng hiện diện quân sự tại Biển Đông, đồng thời khẳng định tình hình hiện nay tạo ra một cơ hội chiến lược cho Mỹ để tăng cường các liên minh với các quốc gia tại khu vực ngoại vi của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện John McCain cũng bày tỏ mối quan tâm với vấn đề này. Ông chất vấn Đô đốc Harris: “Ông có cho rằng việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam là quan trọng với Mỹ”, Đô đốc Harris trả lời: “Tôi cho là như vậy. Tôi tin rằng chúng ta nên cải thiện mối quan hệ với Việt Nam".

“Đây là cơ hội chiến lược đối với chúng ta và tôi nghĩ rằng người dân Việt Nam sẽ chào đón cơ hội này để hợp tác chặt chẽ hơn với chúng ta với tư cách là một đối tác an ninh” – vị đô đốc nói thêm.

Cũng trong phiên điều trần, ông Harris khẳng định những hành động liên tiếp gần đây của Trung Quốc như đưa tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), xây các trạm radar và đường băng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, “đang làm thay đổi môi trường hoạt động ở biển Đông”.

Đăng Nguyễn

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.