Donald Trump làm gì từ nay đến ngày nhậm chức?

Người Mỹ đang đếm ngược đến ngày tổng thống đắc cử chính thức nhậm chức, trong khi đó ông Donald Trump có nhiều điều phải làm để quá trình tiếp quản quyền lực diễn ra suôn sẻ.
Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu mừng chiến thắng rạng sáng 9/11 (giờ địa phương). Ảnh: Getty
Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu mừng chiến thắng rạng sáng 9/11 (giờ địa phương). Ảnh: Getty

Theo ABCNews, trong 70 ngày tiếp theo, tổng thống đắc cử của Mỹ và đội ngũ của ông sẽ phải xoay xở trong cả "núi công việc" từ nhỏ đến lớn. 

Lựa chọn nội các

Nhiều người tin rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của một tổng thống mới đắc cử là việc lựa chọn nội các và nhân viên Nhà Trắng phục vụ trong nhiệm kỳ của mình. Chính quyền của Trump sẽ chịu trách nhiệm thực hiện khoảng 4.000 cuộc gặp gỡ chính trị, khoảng 1.000 cuộc gặp gỡ trong số đó phải được Thượng viện phê chuẩn.

Trung tâm Chuyển tiếp quyền hành Tổng thống (CPT), Tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái từng làm việc với đội ngũ của cả bà Clinton và ông Trump, khuyến cáo rằng tổng thống mới đắc cử nên chọn 50 người đứng đầu nội các và các cán bộ chủ chốt của Nhà Trắng, trước lễ Tạ Ơn.

Lý tưởng nhất là đội ngũ phụ trách giai đoạn chuyển tiếp của Trump nên gửi bản “đề cử dự kiến" lên Thượng viện vào cuối năm nay.

Đội ngũ phụ trách giai đoạn chuyển tiếp của ông Trump trong vài tháng qua đã bí mật xây dựng danh sách các nhân vật tiềm năng cho những vị trí lãnh đạo trong chính phủ liên bang. Trong bối cảnh từng bị nhiều chính trị gia phản đối, Trump rất có thể sẽ nhắm tới những người thành công tương tự ông trong giới thương trường. 

Trao đổi với Quốc hội

Sau cuộc bầu cử ngày 8/11, phe Cộng hòa giữ quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội Mỹ. Như vậy, đảng của Donald Trump sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc đề xuất và thông qua các chương trình nghị sự.

Những thuận lợi đó phần lớn phụ thuộc vào mối quan hệ của Trump với lãnh đạo Thượng viện. “Phó tướng” của Trump, ông Mike Pence luôn duy trì mối quan hệ thân thiết với các nhà lập pháp đảng Cộng hòa ngay cả trong những thời điểm biến động nhất của chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng. Đó là mối quan hệ có giá trị lâu dài đối với các chương trình nghị sự của vị tổng thống mới đắc cử.

Trong khi đó, các nhà lập pháp đảng Dân chủ vẫn có thể tiến hành yêu cầu kéo dài vô thời hạn việc tranh luận về các chương trình nghị sự của ông Trump và đặt mình mình vào vị trí tương tự của những người đảng Cộng hòa những ngày dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông Barack Obama, với tâm thế đối trọng với đảng đối thủ. 

Cuộc đối thoại giữa đội ngũ của Trump với lãnh đạo lưỡng viện Mỹ trong những tháng tới sẽ phản ánh cách tương tác của họ trong 4 năm tới, cũng như bức tranh thực tế về những hoạch định của ông trùm bất động sản trong tương lai.

Làm quen với vai trò Tổng tư lệnh quân đội Mỹ

Tổng thống Mỹ cũng chính là người đứng đầu lực lượng quân đội của nước này. Quá trình chuyển giao quyền lực giữa hai đời tống thống cũng bao gồm việc bàn giao trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người dân Mỹ cũng như đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu ngay từ những ngày đầu tiên.

Donald Trump làm gì từ nay đến ngày nhậm chức? ảnh 1Đệ nhất phu nhân Mỹ trao đổi với bà Melania Trump, người tiếp nối vị trí của bà trong hai tháng tới tại Nhà Trắng. Ảnh: White House.

Trong những ngày tới, Donald Trump cùng các cố vấn hàng đầu sẽ khởi động nhiều cuộc họp sâu về các vấn đề thời sự, chính trị thường nhật và các cuộc họp thường xuyên về các vấn đề ngoại giao, quốc tế quan trọng. Lực lượng an ninh quốc gia nói chung và Nhà Trắng nói riêng sẽ tập dượt việc quản lý khủng hoảng quy mô lớn trong những thời gian tới.

Duy trì những nghi lễ xã giao truyền thống

Mặc dù chiến thắng của Donald Trump không đúng với mong đợi của ông Barack Obama nhưng tổng thống Mỹ đương nhiệm vẫn duy trì những xã giao truyền thống với người kế nhiệm.

Tổng thống Obama chia sẻ đã có cuộc trò chuyện vui vẻ với Donald Trump tại Nhà Trắng vào ngày 10/11 trong khi tổng thống đắc cử cho biết ông rất kính trọng đương kim tổng thống, cuộc trò chuyện của họ đã bàn đến cả những chuyện tốt đẹp lẫn khó khăn.

Theo dự kiến, cuộc gặp của hai người ban đầu dự định diễn ra trong 10 phút nhưng đã kéo dài đến 1,5 giờ. Tỷ phú New York bày tỏ thiện chí muốn làm việc với đội ngũ của ông Obama để giải quyết các vấn đề của nước Mỹ.

Sau đó, vợ chồng tổng thống đắc cử đã có chuyến thăm Nhà Trắng. Tại đây, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã gặp người sẽ tiếp nối vị trí của mình trong tương lai, bà Melania Trump và theo tổng thống Obama, đó là một cuộc trò chuyện tuyệt vời.

Gia đình ông Obama được kỳ vọng tham dự lễ nhậm chức của Trump tại tòa nhà Quốc hội Mỹ và quan sát tổng thống Mỹ thứ 45 tuyên thệ nhậm chức.

Lập kế hoạch cho 100 ngày đầu tiên

Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump từng hứa hẹn rất nhiều về việc làm cho nước Mỹ “vĩ đại trở lại”. Tuy nhiên, việc biến lời hứa thành các chính sách thực tế đòi hỏi cách tiếp cận thận trọng và mạnh mẽ hơn so với những lời vị tỷ phú đã phát biểu.

Theo CPT, đội ngũ phụ trách giai đoạn chuyển tiếp nên chọn ra 2 hoặc 3 vấn đề mà tổng thống đắc cử cần ưu tiên trong những ngày đầu lên nắm quyền và vạch ra kế hoạch thực chúng một cách chi tiết.

Trong suốt năm đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống, Barack Obama đã phải chật vật giải quyết gánh nặng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Vì cùng thời điểm đó, ông cũng phải xoay xở với dự luật ObamaCare mặc dù đã huy động được sức mạnh của cả một đội ngũ vận động hành lang hỗ trợ việc thông qua dự luật Chăm sóc Sức khỏe này. 

Donald Trump làm gì từ nay đến ngày nhậm chức? ảnh 2Đệ nhất phu nhân Mỹ trao đổi với bà Melania Trump, người tiếp nối vị trí của bà trong hai tháng tới tại Nhà Trắng. Ảnh: White House.

Hiện dư luận chưa rõ về ưu tiên của Donald Trump. Ông sẽ đối mặt với các thách thức cần ưu tiên giải quyết trong nước hay quốc tế, thực hiện lời hứa xây dựng một bức tường dọc theo biên giới Mexico hay bãi bỏ Obamacare.

Dọn vào Nhà Trắng một cách ổn thỏa

Kế hoạch kéo dài 5 tiếng nhằm tiễn chân gia đình Tổng thống Obama và đón đại gia đình nhà Trump được cho là một “kịch bản nhuần nhuyễn như một vở múa ba lê”.

Thử thách đầu tiên cho các nhân viên Nhà Trắng là sắp xếp 132 căn phòng sao cho phù hợp với gia đình tân tổng thống trong 4 hoặc thậm chí 8 năm tới.

Theo thông lệ, đệ nhất phu nhân Mỹ sẽ cùng các nhân viên chuyên trách bàn bạc với người phụ trách văn phòng Nhà Trắng về cách bố trí nội thất. Gia đình Trump sẽ có quyền tự do trang trí phòng Bầu dục theo sở thích riêng.

Gần 100 nhân viên tham gia vào quá trình chuyển giao nơi ở của tổng thống. Nhiệm vụ của họ là hoàn thành quá trình này một cách nhanh chóng với độ chính xác cao và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc. 

Theo Zing
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.