Đồng Nai: Dân xin lấp ao từng 4 lần xảy ra đuối nước, huyện Trảng Bom hướng dẫn lòng vòng?!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Người dân xin lấp ao nước sâu từng có 4 người tử vong để trồng cây, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, UBND huyện Trảng Bom lại yêu cầu phải thực hiện nhiều thủ tục được các luật sư nhận định là không cần thiết.
Ao nước rộng hơn 6.000m2 đã từng xảy ra nhiều vụ đuối nước.
Ao nước rộng hơn 6.000m2 đã từng xảy ra nhiều vụ đuối nước.

Đơn xin lấp ao và câu trả lời của huyện

Người đứng tên hợp pháp thửa đất số 1, tờ bản đồ số 11, bộ địa chính xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom là ông Nguyễn Văn Hưng đã làm đơn xin lấp một ao nước tù rộng 6.700m2 tồn tại trên thửa đất nhiều năm gây ô nhiễm trong khu dân cư. Trong quá khứ, nơi đây từng xảy ra nhiều vụ đuối nước làm 4 người tử vong. Hiện đang vào mùa mưa, ao đọng nước sâu nguy hiểm, chủ đất xin lấp để trồng cây tạo bóng mát. Khu vực ao nước cũng được các ban ngành kiểm tra thật tế và kết luận, không có tác dụng nuôi trồng thủy sản, hiện người dân sống bao quanh xả nước sinh hoạt, vứt xác động vật và rác gây ô nhiễm.

Ngày 20/1/2021, UBND huyện Trảng Bom có văn bản trả lời không đồng ý cho lấp ao để trồng cây xanh, đồng thời yêu cầu chủ đất làm đơn đăng ký thửa đất trên vào quy hoạch đất Trồng cây lâu năm trong quy hoạch 10 năm từ 2021 – 2030. Trên thật tế, quy hoạch 2021 - 2030 UBND các huyện đã hoàn tất từ lâu và chuyển về UBND tỉnh từ đầu năm nay để phê duyệt quy hoạch mới và thông qua vào tháng 6/2021. Bên cạnh đó, theo quy hoạch cũ, thửa đất đang xin chuyển từ đất Nuôi trồng thủy sản sang đất Trồng cây xanh đang là quy hoạch Đất ở nông thôn.

Văn bản của huyện còn yêu cầu chủ đất phải xin phép Sở Tài nguyên Môi trường để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất Nuôi trông thủy sản sang đất Trồng cây lâu năm. Người được ông Hưng uỷ quyền cho biết: “Tôi đã hỏi các Luật sư, họ đều nói đất Nuôi trồng thủy sản chuyển mục đích sử dụng sang đất Trồng cây lâu năm không cần xin phép chuyển đổi mà chỉ khai biến động đất cho chính quyền địa phương”.

Ghi nhận thực tế, ao nước rộng hơn 6.000m2 nằm trên thửa đất, tiếp giáp với 2 bờ là con đường nhựa nông thôn mới nối với QL1A và đường dân sinh vào khu dân cư bên trong. Một người dân cho biết: “Cái ao này mùa mưa nước ngập rất sâu, con nít ra chơi nguy hiểm lắm nên ai cũng mong chủ đất lấp lại cho sạch sẽ, an toàn. Nhiều người bị té xuống áo và từng có 4 người chết. Trước năm 2000, đây là đất bằng. Khi làm đường họ đào đất, đá đem đi nên hình thành cái ao chứ có ai nuôi cá lươn gì ở đây”.

Trao đổi về vấn đề này, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Trảng Bom ông Lê Mạnh Hùng cho biết: “Khu vực này là quy hoạch đất Ở nông thôn nhưng thửa đất này là Quy hoạch đất Nuôi trồng thủy sản nên họ phải xin đưa vào Quy hoạch đất giai đoạn 2021 – 2030 là đúng (?), còn muốn chuyển mục đích sử dụng trường hợp này là phải xin Sở Tài nguyên Môi trường nhé, về Thông tư 33/2017 tại điều 12 là hướng dẫn nhưng phải xin phép.” Trong khi đó, Phó Chủ tịch huyện, người đã ký văn bản trả lời dân, ông Lê Ngọc Tiên nói: “Chúng tôi đã có văn bản trả lời do các ban ngành tham mưu đưa ra. Chúng tôi làm đúng quy định.”

“Vấn đề quy hoạch đất được thiết lập theo vùng, khu vực được thông qua từ xã lên huyện và lên tỉnh. Quy hoạch là trong khoảng thời gian xác định chứ đâu phải mục đích sử dụng thửa đất mà nhà nước cấp trong bản đồ quản lý đất, còn việc phải yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng từ đất Nuôi trồng thủy sản sang đất Trồng cây lâu năm thì theo Thông tư 33 đã nói rõ, chỉ khai báo biến động đất cho cơ quan chức năng địa phương”, Luật sư Phạm Quốc Vượng giải thích.

Hiện trạng lấn lòng hồ 3/2

Không xin phép vẫn được lấp ao?

Trên địa bàn huyện Trảng Bom, hiện tượng san lấp đất ruộng lúa, hồ nước để xây dựng các công trình nhà ở diễn ra rất nhiều, trong đó phải kể đến trường hợp hồ Bà Long ở xã Hố Nai 3 (người dân địa phương thường gọi là hồ 3/2). Đây là hồ thủy lợi điều tiết nước bên cạnh khu Công nghiệp Sông Mây vốn diện tích mặt hồ rất rộng nhưng hiện nay đã bị thu hẹp do người dân san lấp, lấn chiếm, xây dựng khu nhà ở, biệt thự gỗ trái phép.

Ông Vũ Xuân Nghinh (SN 1949) sinh sống lâu năm gần hồ tại tổ 12, ấp Thanh Hóa đã làm đơn tố cáo việc xây dựng lấn ra mặt hồ đến các cơ quan tỉnh Đồng Nai. Ông nói: “Hồ 3/2 là công trình thủy lợi điều tiết nước tưới tiêu cho các cánh đồng từ thập niên 80, nhân dân huyện Thống Nhất cũ đã kỳ công đắp đập giữ nước với diện tích hơn 18ha vậy mà nay họ đổ đất lấp hồ để lấn chiếm nên lòng hồ chỉ còn khoản 13ha. Tôi tố cáo từ năm 2018 khi họ đang lấp đất lấn ra lòng hồ, phân lô bán đất cho người dân nơi khác tới ở. Trong vùng lấp đất lấn ra hồ có cả khu nghỉ dưỡng, biệt thự gỗ của người thân một cán công an tỉnh. Không biết vì sao mà đến nay đã 3 năm tôi gửi đơn tố cáo vẫn chưa cơ quan nào trả lời, họ cứ chỉ đạo chuyển Thanh tra và rơi vào im lặng.”

Tìm trên ứng dụng tra cứu nhanh thông tin đất tại tỉnh Đồng Nai (DNAI.LIS) cho thấy thửa đất đã bị lấp đất là hồ nước. Căn biệt thự gỗ mà người dân đề cập như một khu sân vườn rộng hơn 2.000m2 với nhiều công trình xây dựng sang trọng lấn ra mặt hồ. Bọc qua bên kia bơ hồ là nhiều nhà yến và nhà ở. Tất cả những vị trí này, theo người tố cáo, đều là lòng hồ nước.

Đồng Nai: Dân xin lấp ao từng 4 lần xảy ra đuối nước, huyện Trảng Bom hướng dẫn lòng vòng?! ảnh 1

Hồ 3/2 là công trình thủy lợi điều tiết nước tưới tiêu cho các cánh đồng.

Bằng chứng rõ ràng nhất là dưới chân đập 3/2, ngay van xả nước cánh đồng ruộng 3 vụ nổi tiếng của xã Hố Nai 3 (thuộc tổ 30, ấp Thái Hòa), một “dự án” rộng nhiều hecta đã được đổ đất cao trên ruộng hơn 1m, đang xây dựng và làm hồ. Phía tiếp giáp với cống xả đã trồng 2 hàng cây như cảnh quan một khu nghỉ dưỡng. Định vị trên DNAI.LIS thì “dự án” này thuộc 3 thửa đất 488, 489 và 327, tờ số 10, mục đích sử dụng là Đất trồng lúa nước. Đến ngày 30/5, Phó Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom Lê Ngọc Tiên cho biết: “Chúng tôi nhận thông tin đã cho xem xét kiểm tra và đang xử lý sai phạm này”.

Ông N.V.S, một người thường giúp đỡ dân xin giấy cải tạo đất tại xã Sông Trầu nói: “Họ im lặng làm, khi bị kiểm tra xong lại tiếp tục sang lấp, ruộng lúa ao hồ gì cũng lấp rồi xây dựng, ngay cả dưới đường điện cao thế cũng lấp đất phân lô bán nền được, còn dân mà cầm đơn đi xin phép không dễ gì cho. Thông tư 33 đã nói rõ không cần xin chỉ yêu cầu khai báo biến động đất là xong nhưng họ cứ trả lời là phải đi xin chuyển mục đích sử dụng”.

Luật sư Phạm Quốc Vượng nói về quyết định của UBND huyện: “Xin đưa vào Quy hoạch là không đúng vì thửa này đang nằm trong quy hoạch sử dụng đất Ở nông nghiệp mà, thế nào là Quy hoạnh xem trong Luật Đất Đai điều 3 khoản 2 nói rất rõ. Còn nói về phải xin chuyển mục đích sử dụng từ đất Nuôi trồng thủy sản sang đất Trồng cây lâu năm là không đúng Thông tư 33”.

Theo Luật Đất Đai 2013 điều 3 khoảng 2 giải thích về quy hoạch đất: Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.


Thông tư 33/2017 hướng dẫn thực hiện Nghi định 01/2017 điều 12 khoản 1 mục 1 quy định: (1) Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm: (b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm.

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?