Dân khu vực đền bù mong chờ trả lời của UBND Tỉnh. Ảnh: Xuân Thời |
Khiếu nại kéo dài vì UBND Tỉnh chưa có câu trả lời thoả đáng
Theo đó, 11 hộ dân có đất bị thu hồi trắng tại xã Lộ 25 huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai thuộc đầu nối với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã khiếu kiện quy trình ký quyết định đền bù chạy trước mốc thời gian 2020, khiến họ bị thiệt hại hàng tỷ đồng mỗi hộ và chưa có thông báo chính thức được nâng giá tiền đền bù đất để thu hồi, nhằm bàn giao mặt bằng sạch cho thi công dự án.
Trao đổi với PV, ông Phan Trọng Khởi, một hộ bị giải tỏa trắng 1,4ha đất cho biết, sau khi ông gởi đơn khiếu nại lên UBND huyện Thống Nhất thì được ông Nguyễn Văn Quang - chủ tịch UBND huyện trả lời rằng “Không có cơ sở”. Không đồng tình với câu trả lời này, ngày 28/7/2019 ông Khởi tiếp tục gởi đơn khiếu nại lên các cấp thuộc tỉnh Đồng Nai và nhiều lần đưa đơn, trực tiếp đến văn phòng ĐBQH tỉnh nhưng cho đến nay vẫn không nhận được câu trả lời nào khác của các cơ quan chức năng. Ngoài ra, còn có 4 hộ dân chưa nhận tiền đền bù.
“Chúng tôi gởi khiếu nại, UBND tỉnh chưa trả lời cho dân theo luật thì chúng tôi không giao đất. Tiền đền bù chi trả theo quyết định bị khiếu nại được bao nhiêu, ít nhiều cũng phải nhận trước để mua đất lại chứ giá đất tăng nhanh như vậy không mua ngay chậm là không mua nổi đất, như 4 hộ chưa đòng ý nhận tiền, đến này 8 tháng giá đất tăng hơn gấp đôi, đến chừng khiếu nại xong dù có được tăng tiền thì cũng không thể mua lại được 50% số đất”.
“Được biết, Bộ GTVT đã đồng ý nâng số tiền đền bù theo đề nghị của UBND tỉnh Đồng Nai tại Quyết Định số 1166 từ 17/6, tỉnh Đồng Nai cũng đồng ý nâng số tiền lên theo Quyết Định số 2413 của tỉnh Đồng Nai ngày 13/7 nhưng chúng tôi không có thông tin chính thức nào về điều chỉnh nâng số tiền đền bù cho chúng tôi để giảm bớt thiệt hại theo đúng quy định”.
Cơ sở cho việc dân khiếu kiện
Căn cứ theo nội dung đơn ông Phan Trọng Khởi khiếu nại cho rằng ông và các hộ dân ở đây thiệt hại hơn 1.250 tỷ cho mỗi hecta đất. Cũng theo nội dung đơn, người dân nơi đây còn khiếu nại về thời gian họp để thông báo chủ trương thu hồi đất đến khi ra quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ & tái định cư trái quy định pháp luật, đơn khiếu nại việc UBND Huyện ký gấp quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường đợt 1 và đợt 2 ngày 27/12/2019 để làm gấp cho trước 1/1/2020 theo mốc quyết định hiệu lực áp giá đất mới tăng gấp 3 lần, giá đất này dùng để tính tiền “hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm”.
Cụ thể, ngày 18/10/2019 UBND huyện họp dân công bố chủ trương thu hồi đất, đầu tư xây dựng. Theo quy định tại khoản 1 điều 67 Luật Đất Đai năm 2013: “Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm”, nếu có ngoại lệ thì ở khoản 2 quy định phải mọi người đều đồng ý thì cơ quan nhà nước mới ra quyết định thu hồi trước thời hạn.
Như vậy, theo mốc 90 ngày thì phải đến 18/1/2020 mới ra quyết định công bố. Nhưng UBND Huyện Thống Nhất đã ra quyết định đợt 1 ngày 13/12/2019, đợt 2 ngày 27/12/2019 và việc “chạy đua” trước thời hạn quy định của pháp luật trong lúc không được dân đồng ý nên quyết định khiếu nại. “Trong thời điểm này họ còn thay đổi ban đầu ra quyết định tính giá đất nông nghiệp loại 3 nhưng sau đó lại thu hồi ký quyết định thay đổi đất thành loại 4 và cho rằng đó là sai sót của ban đền bù xác định loại đất (loại 3 và loại 4 giá đất thấp hơn 1 tỷ /ha), dù đất chúng tôi điều có đường rộng hơn 3m” - Một người dân bức xúc nói.
Theo nội dung đơn, hộ ông Khởi tính toán thiệt hại do quyết định chạy trước mốc 2020 của UBND Huyện Thống Nhất làm gia đình ông có 1,4ha và bị mất gần 1,5 tỷ đồng.
“Chỉ tính về quyết định ký trước 3 ngày của UBND huyện Thống Nhất chúng tôi đã mất gần một tỷ rưỡi,” với số tiền hiện nay nếu nhận chúng tôi chỉ có thể mua lại khoản một nữa số đất chúng tôi có”, ông Khởi nói.
Các hộ dân cho rằng mình bị thiệt hại 1,125 tỷ đồng cho mỗi ha đất. Ảnh: Xuân Thời |
Trao đổi với PV, Ông Nguyễn Sanh, Giám đốc Quỹ đất huyện Thống Nhất, cho biết: “Thông tin nâng số vốn dự án thì về cơ bản theo các quyết định từ bộ đến tỉnh thì đã có, huyện đã gởi kiến nghị lên tỉnh xin chủ trương nhưng chưa nhận được chủ trương tăng số tiền đền bù, phải có chủ trương mới thông báo nâng mức tiền lên cho bà con. Việc chậm trễ vì đơn khiếu nại của bà con nên UBND Tỉnh phải chờ Thanh tra tỉnh điều tra báo cáo mới kết luận. Tỉnh cũng đang gấp rút để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư khởi công".
Theo quyết 49/2019/QĐ-UBND tỉnh Đồng Nai áp dụng ngày 1/1/2020 Phụ Lục I huyện Thống Nhất cùng các huyện khác đơn giá đất tăng lên 120 ngàn cho đất loại 4 thay thế giá theo Quyết định 78/2016/QD-UBND là 45 ngàn/m2.
Trong Quyết định 10/2018 trong các khoản đền bù có “tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm” được tính bằng giá đất (tính thuế) nhân với hệ số theo quy định huyện Thống Nhất là 1,5. Như vậy, theo giá đất huyện Thống Nhất tính khi ra quyết định “chạy trước mốc 2020” quyết định phê duyệt phương án bồi thường ký ngày 27/12/2019 (đợt 2) là 45 ngàn nhân hệ số 1,5 còn thực tế đúng quy định để đủ thời gian theo quy đinh thì sang tháng 1/2020 mới quyết định phê duyệt và lúc đó theo đơn giá đất là 120 ngàn/m2.
Chênh lệch một hecta đất, người nông dân mất 1,125 tỷ đồng.